Dựa vào hình 12 và các kiến thức đã học, hãy xác định phạm vi 3 miền địa lí tự nhiên và đặc trưng cơ bản của mỗi miền về địa hình, khí hậu
Ranh giới phía tây-tây nam của miền dọc theo hữu ngạn sông Hồng.
- Bài học cùng chủ đề:
- Hãy lập bảng nêu các thế mạnh về tài nguyên và hạn chế đối với phát triển kinh tế-xã hội của mỗi miền.
- Điền nội dung thích hợp vào bảng theo mẫu sau
- Hãy nêu đặc điểm của mỗi miền địa lí tự nhiên. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên mỗi miền.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
a)Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
-Ranh giới phía tây-tây nam của miền dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.
-Địa hình: đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng vòng cung của các dãy núi; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng; địa hình bờ biển đa dạng (nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh đảo, quần đảo).
-Khí hậu: gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh.
b)Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
-Giới hạn của miền từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.
-Địa hình: địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc-đông nam với dải đồng bằng thu hẹp. Đây là miền núi duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ ba đai cao. Địa hình núi ưu thế, trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo.
-Khí hậu: ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần (so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ).
c)Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
-Giới hạn từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.
-Địa hình: gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Nam Trung Bộ. Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ.
- Địa lí việt nam
- Địa lí tự nhiên. vị trí và lịch sử phát triển lãnh thổ
- Đặc điểm chung của tự nhiên
- Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên
- Địa lí dân cư
- Địa lí kinh tế
- Địa lí các ngành kinh tế. một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp
- Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp
- Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
- Địa lí các vùng kinh tế
- Địa lí địa phương