Tham khảo đề thi học kì 2 môn Văn lớp 9 – Tiền Giang năm 2016
DayHocTot.com xin gửi tới các em học sinh Tham khảo đề thi học kì 2 môn Văn lớp 9 – Tiền Giang năm 2016. Hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- Đề học kì 2 môn Văn lớp 9 – Quy Nhơn năm 2016
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) giữa kì 2 môn Văn 9: Con cò, Mùa xuân nho nhỏ, Sang Thu, Viếng lăng Bác
- Đề Thi giữa kì lớp 9 môn Văn – vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn ‘Lặng...
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
Tham khảo Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 9 của Sở GD & ĐT Tiền Giang
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIỀN GIANG
ĐỀ THI HỌC KÌ 2
MÔN: VĂN – LỚP 9
Thời gian làm bài 90 phút
Đọc đoạn trích dưới đây để trả lời từ Câu 1 đến câu 4:
“Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thất sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngâm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải xấu hổ.”
(Dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2014, trang 04)
1: (1,0 điểm) Nêu những hiểu biết của em về tác giả đoạn trích trên.
2: (1,0 điểm) Theo em, câu văn nào mang ý chính của đoạn trích? Câu văn sau đây chủ yếu nhằm khuyên ta điều gì: “ Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị.”?
3: (1,0 điểm) Chỉ ra phép lặp từ ngữ tác giả đã sử dụng để liên kết các câu trong đoạn trích trên đây.
4: (1,0 điểm) Em hãy chọn một từ ngữ địa phương tương ứng với “xấu hổ” trong đoạn trích trên. Theo em, có nên thay từ “xấu hổ” trong đoạn trích bằng từ ngữ địa phương đó không? Vì sao?
5: (6,0 điểm) Em hãy phân tích đoạn thơ dưới đây để làm rõ cảm xúc tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước.
“Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao |
Ðất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Ðất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.…”(Trích” Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2014, trang 55) |
Bài mẫu
Thanh Hải (1930 – 1980), người con của xứ Huế mộng mơ, là nhà thơ tiêu biểu cho thơ ca cách mạng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Ông tham gia hai cuộc kháng chiến và kiên trì bám trụ ở quê hương trong những năm tháng đen tối nhất. Thơ ông đó ghi lại giai đoạn lịch sử đau thương và oanh liệt của nhân dân miền Nam Thành đồng Tổ quốc.
Bài thơ mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng yêu mến và gắn bó thiết tha với đất nước, với cuộc đời ; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ muốn được cống hiến, đóng góp một mùa xuân nho nhỏ vào mùa xuân lớn lao của dân tộc. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa và giá trị cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Tôi đưa tay tôi hứng.
Về hai câu thơ trên, có hai cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất: từng giọt ở đây là giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân. Ta có thể gắn hai câu thơ này với hai câu thơ trước: ơi con chim chiền chiện, Hót chi mà vang trời để hiểu theo cách thứ hai: nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh tiếng chim. Ở đây có sự chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận được bằng thính giác) chuyển thành từng giọt long lanh ánh sáng mặt trời (hình và khối, cảm nhận được bằng thị giác) và cả bằng xúc giác (Tôi đưa tay tôi hứng). Hiểu theo cách thứ hai này thì câu thơ có nghệ thuật điêu luyện hơn nhưng cũng cầu kì hơn. Dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ ấy vẫn biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân.
Xuân đến với thiên nhiên, xuân đến với lòng người. Suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, hình ảnh dân tộc Việt Nam kết tụ lại ở hình ảnh người cầm súng và người ra đồng. Nhà thơ Thanh Hải nhìn đâu cũng thấy sức xuân phơi phới:
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.