Đề và đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn huyện Hoài nhơn 2016
DayHocTot.com xin gửi tới các em học sinh Đề và đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn huyện Hoài nhơn 2016. Hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- Đề thi môn Văn lớp 7 học kì 2 có đáp án năm 2015 – 2016 Phòng GD&ĐT Cam Lộ
- Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ Văn có đáp án hay nhất 2016 THCS Thống Nhất
- Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Tiếng Việt 7 năm 2016 trường THCS An Thới
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
Đề thi văn: Dân gian có câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Hãy giải thích và chứng minh vấn đề trên.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HOÀI NHƠN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
MÔN: VĂN – LỚP 7
Năm học 2014 – 2015
Thời gian làm bài 90 phút
I. TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm)
Đọc kĩ các câu hỏi sau và thực hiện theo yêu cầu:
1 (0.75 điểm): Em hãy đánh dấu x vào ô đúng hoặc sai trong bảng sau:
THÔNG TIN |
SAI |
ĐÚNG |
1. Tục ngữ là một loại văn bản nghị luận đặc biệt. | ||
2. Trong đời sống của nhân dân, tục ngữ còn được gọi “Túi khôn dân gian ”. | ||
3. Hai câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn có ý nghĩa mâu thuẫn với nhau. |
Câu 2. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
A. Là cuộc sống lao động của con người.
B.Là tình yêu lao động của con người.
C.Là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
D.Là do lực lượng thần thánh tạo ra.
3. Vì sao trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả coi cuộc sống của Bác là thực sự văn minh ?
A. Vì đó là cuộc sống đầy đủ, tiện nghi về vật chất.
B.Vì đó là cuộc sống phong phú, cao đẹp về tinh thần và tình cảm.
C.Vì đó là cuộc sống đơn giản, thanh bạch.
D.Vì đó là cách sống phù hợp với cương vị của Bác Hồ.
4. Những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được bộc lộ qua văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) ?
A. Tiềm tàng, kín đáo.
B.Biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.
C.Luôn luôn mạnh mẽ, sôi sục.
D.Khi thì tiềm tàng, kín đáo; lúc lại biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.
5. Biện pháp nghệ thuật tương phản có tác dụng như thế nào trong truyện Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn ?
A. Thể hiện nổi bật bản chất xấu xa của nhân vật.
B.Làm nổi bật sự khác biệt giữa hai cảnh sống : nông dân và quan lại.
C.Thể hiện rõ tư tưởng tác phẩm : lên án gay gắt sự thiếu trách nhiệm của kẻ cầm quyền.
D.Thể hiện nỗi thống khổ của người dân trong thiên tai, vỡ đê.
6. Điền cụm từ thích hợp vào ô trống để hoàn thành khái niệm sau:
Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ…………………………để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.
Câu 7. Căn cứ vào cụm từ in đậm, hãy nối cột A vào cột B cho thích hợp : (1.0 đ)
CỘT A |
CỘT B |
NỐI A + B |
1.Vì sương nên núi bạc đầu.
Biển lay bởi gió, hoa sầu vì mưa. |
a. Trạng ngữ chỉ cách thức |
……………… |
2. Trên trời mây trắng như bông
Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây. |
b. Trạng ngữ chỉ nơi chốn | ………………. |
3. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. | c.Trạng ngữ chỉ nguyên nhân | ……………… |
4. Năm 1975, đất nước ta hoàn toàn được thống nhất. | d. Trạng ngữ chỉ thời gian | ……………… |
e. Trạng ngữ chỉ phương tiện |
II. TỰ LUẬN : ( 7.0 điểm)
1. (2.0 điểm ) :
a) Thế nào là câu đặc biệt ?
b) Hãy xác định câu đặc biệt trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của câu đặc biệt vừa tìm được.
“ Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế ?”
(Phạm Duy Tốn)
2 (5.0 điểm ):
Dân gian có câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.
Hãy giải thích và chứng minh vấn đề trên.
Đáp án Đề thi học kì 2 – Văn lớp 7 – HOÀI NHƠN
I. TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm)
1:
– Mức đầy đủ: Đáp án : 1 (đúng) , 2 (đúng), 3 ( sai) . (0.75 điểm)
– Mức chưa đầy đủ: đúng 1 đáp án (0,25 điểm)
– Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
2:
– Mức đầy đủ: Đáp án C (0,25 điểm)
– Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
3:
– Mức đầy đủ : Đáp án B ( 0,25 điểm)
-Mức không tính điểm : có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
4:
– Mức đầy đủ: Đáp án D (0,25 điểm)
– Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
Câu 5:
-Mức đầy đủ : Đáp án B ( 0,25 điểm)
-Mức không tính điểm : Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
Câu 6:
– Mức đầy đủ: HS điền chính xác cụm từ “cùng loại” (0,25 điểm )
– Mức không tính điểm: HS có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
7:
– Mức đầy đủ: Đáp án 1+ c, 2+ b, 3 + a, 4+ d (1.0 điểm)
– Mức chưa đầy đủ: Nối đúng 1 nội dung (0,25 điểm)
– Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
II. TỰ LUẬN : (7.0điểm)
1: (2.0 điểm)
a) Khái niệm
Nêu đúng khái niệm : Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ. (1.0 điểm)
b) Xác định câu đặc biệt. Nêu đúng tác dụng
– Xác định đúng câu đặc biệt “ Ôi!” (0.5 điểm).
– Nêu đúng tác dụng của câu đặc biệt : bộc lộ cảm xúc (0.5 điểm).
2
– Hình thức : Có bố cục 3 phần, biết kết hợp phép lập luận giải thích và chứng minh để làm rõ vấn đề, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục. (0.5đ )
– Nội dung : Cần nêu được những ý chính sau:
+ Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (0.5đ)
+ Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng (1.0đ)
Mực: là một chất liệu để viết, có màu đen. Mực ở đây là mực Tàu bằng thỏi mà người Việt ngày
xưa thường dùng, khi viết phải mài nên nếu không cẩn thận thì dễ bị mực dính vào người.
Đèn là một vật dụng phát ra ánh sáng. Gần ánh đèn mọi vật sẽ được soi sáng.
Mực và đèn còn là hai hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng. Mực tượng trưng cho cái xấu, môi trường xấu. Đèn tượng trưng cho điều tốt, môi trường tốt.
Nội dung cả câu: Khi sống trong một môi trường xấu thì con người dễ bị ảnh hưởng những điều xấu. Còn sống trong một môi trường tốt thì con người cũng sẽ được ảnh hưởng những điều tốt đẹp. Từ đó, ông cha ta muốn khuyên chúng ta phải biết chọn cho mình một môi trường sống tốt bởi vì môi trường sống có ảnh hưởng lớn tới nhân cách của con người.
+ Dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng (trong cuộc sống , trong tác phẩm văn học) (1.0đ)
+ Quan điểm: gần mực chưa chắc đã đen gần đèn chưa chắc rạng cũng đúng.
Có lúc gần mực chưa chắc đã đen bởi lúc đó ta cẩn thận. Lại có khi gần đèn chưa chắc rạng, bởi ta có tình ngồi khuất. ( dùng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục) (1.0 đ)
+ Khẳng định vấn đề: Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là một lời khuyên, giúp ta thấy rõ rằng môi trường sống có ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách của mỗi con người. Nhưng phẩm chất của con người nằm ở chính bản lĩnh con người ấy. Dù ở môi trường không tốt nhưng nếu có bản lĩnh thì ta vẫn như đóa sen thơm ngát “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. (1.0 đ )
BÀI VĂN MẪU
Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rang”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.
Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?
Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhièu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.
Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.
Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.
Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.