Đề thi kiểm tra chất lượng học kì 1 môn Văn 11 năm 2016

DayHocTot.com xin gửi tới các em học sinh “Đề thi kiểm tra chất lượng học kì 1 môn Văn 11 năm 2016”. Hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.

Tham khảo đề thi kiểm tra chất lượng học kì 1 lớp 11 môn Văn năm 2016: Phân tích cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11

THỜI GIAN LÀM BÀI 90 PHÚT

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2, 0 điểm):

Tôi muốn nhấn mạnh rằng: Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng thiêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải dựa trên cơ sở đảm bảo độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.
(Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)
Đọc ngữ liệu trên và thực hiện những yêu cầu sau:

1: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong lời phát biểu trên đã sử dụng phép liên kết nào? Giá trị của những phép liên kết đó?( (1,0 diểm))
2: Phương thức biểu đạt chính của lời phát biểu trên là gì? (0,5  điểm)
3: Đặt nhan đề cho ngữ liệu trên (0,5 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 ĐIỂM)

1 (3.0 điểm)

Giọt nước mắt “lạ” của Ánh Viên

Sau khi giành HCV và phá kỷ lục SEA Games ở nội dung 200m tự do, Ánh Viên- người hùng của thể thao Việt Nam đã khiến tất cả ngỡ ngàng khi cô khóc. Một cô gái cứng rắn, được mệnh danh là “cô gái thép” liệu có dễ “nhỏ nước mắt” vì hạnh phúc?

Không phải, Ánh Viên khóc là bởi cô chưa hài lòng về chính mình về những gì đã đạt được. Cô nói: “Tôi khóc không phải vì giành HC vàng và phá kỷ lục SEA Games mà vì trong lúc thi đấu đã mắc một số lỗi. Tôi không hài lòng khi bản thân lại có sai lầm như vậy, ngay cả khi chiến thắng”.

“Tôi sẽ không ngừng phấn đấu. Nếu tôi hài lòng với những gì đã đạt được, tôi là kẻ thất bại ngay từ bây giờ, chứ không phải chờ tới ngày mai. Tôi không nhớ đến chiến thắng, mỗi ngày đều nỗ lực như chưa giành được gì” – đó là Ánh Viên, VĐV bơi lội Việt Nam đã bước vào ngôi nhà SEA Games.

(Dẫn theo Thọ Nghĩa, http://laodong.com.vn, ngày 11-6-2015)

Anh chị hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) để bày tỏ suy nghĩ về những lời tâm sự trên của Ánh Viên ?

2 (5,0 điểm):

Phân tích cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.


ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 11 NĂM 2016

Phần Câu Nội dung Điểm
I 1

 

 

 

 

 

 

2

3

– Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bài phát biểu trên đã sử dụng hai phép liên kết:
+ Phép lặp: Lặp từ “chủ quyền” và từ “thiêng liêng”
=> Tác dụng: Tạo tính liên kết chặt chẽ cho đoạn văn, nhấn mạnh chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.
+ Phép thế: Thế từ “điều thiêng liêng này” thay cho từ “Chủ quyền và lợi ích chính đáng”.
– Phương thức biểu đạt chính của lời phát biểu trên: Nghị luận.
– Nhan đề: Lòng yêu nước, Khát vọng hòa bình, Chủ quyền biển đảo……
1,0

 

 

 

 

 

 

0,5

0,5

II 1 a. Tóm tắt câu chuyện về Giọt nước mt “l” ca Ánh Viên.

– Ánh Viên khóc không phải vì cô vui mừng khi đoạt thành tích xuất sắc trong thi đấu

– Ánh Viên khóc vì cô nhận ra một số lỗi trong quá trình thi đấu. Từ đó, cô hứa với lòng mình sẽ không bao giờ bằng lòng với chính mình, mà phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn.

b. Bình luận, phân tích, chứng minh vấn đề cần nghị luận.

– Ý nghĩa lời tâm sự của Ánh Viên.

+.  Lời tâm sự thể hiện sự khiêm tốn của một tài năng trẻ. Cô không tỏ ra tự cao, tự mãn trước chiến tích của bản thân trên đấu trường khu vực ;

+.  Lời tâm sự thể hiện ý chí, nghị lực, bản lĩnh phi thường của tuổi trẻ Việt Nam cuộc sống hôm nay. Họ có ý thức học tập và rèn luyện không mệt mỏi để đóng góp lớn cho ngành thể thao nói riêng, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung. Đây là kết quả của quá trình mà cô gái Ánh Viên được nuôi dưỡng từ gia đình, giáo dục của nhà trường, của môi trường quân đội…và truyền thống của quê hương, đất nước.

–  Phê phán những biểu hiện trái ngược với suy nghĩ của Ánh Viên :

+.  Một bộ phận giới trẻ có thái độ tự cao, tự mãn, ngủ quên trong chiến thắng. Một khi đã đạt được thành tích, họ không tiếp tục rèn luyện nên nhận thất bại.

+. Ngoài ra, vẫn còn một bộ phận giới trẻ thiếu bản lĩnh, không có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

c. Bài học nhận thức và hành động.

– Cần hiểu được giá trị của bản thân

– Không ngừng học tập, rèn luyện đạo đức, tích cực hoạt động xã hội.

0,5

 

 

 

 

 

 

2,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

  2 Phân tích cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. 5,0
  1. – Giới thiệu và dẫn dắt vấn đề nghị luận (0,5).  
  2

a.

 

 

 

 

 

b.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d.

Phân tích (4,0)

Vị trí của đoạn trích (0,5):

–         Cảnh cho chữ xuất hiện ở cuối tác phẩm

–         Đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”, nghĩa là cảnh tượng kì lạ, khác thường, được xây dựng qua bút pháp tả cảnh, tả người đạt đến mức điêu luyện của ngòi bút tài hoa Nguyễn Tuân, thủ pháp tương phản được sử dụng thành công…

Cảnh tượng cho chữ (1,5)

– Cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục diễn ra trong không gian, thời gian “chưa từng có” (0,5):

+ Không gian: ngục tù chật hẹp, nhơ bẩn “trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”.

+ Thời gian: vào một đêm tối đặc biệt, đêm cuối cùng Huấn Cao ở trại giam tỉnh Sơn vì “ngày mai, tinh mơ, sẽ có người đến giải tù đi”, “ về kinh chịu án tử hình”

– Diến biến cảnh cho chữ (1,0):

+. Tặng thư pháp: Huấn cao cổ đeo gông, chấn vướng xiềng ung dung tô đậm nét chữ trên tấm lụa bạch trắng tinh như một người nghệ sĩ đầy bản lĩnh đang sáng tạo ra cái đẹp trong tư thế hoàn toàn tự do, tự chủ trong khi viên quản ngục và thầy thơ lại “khúm núm”, “run run”…

+. Huấn cao khuyên quản ngục: thay đổi chốn ở trước khi thưởng thức cái đẹp….

–         Nhận xét: Quả là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Như vậy, cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn; thiên hương lại được tỏa sáng ở chính cái nơi mà bóng tối và cái ác đang ngự trị.

Cảnh cho chữ là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” (1,5)

– Quan hệ, địa vị người cho chữ và người nhận chữ (0,5):

+.  Người cho chữ: Huấn Cao_người nghệ sĩ tài hoa, say mê “dậm tô nét chữ” không phải là người được tự do mà là một kẻ tử tù đang trong cảnh “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” và chỉ sáng tinh mơ ngày mai đã bị giải vào kinh chịu án tử hình. Tử tù trở thành nghệ sĩ- anh hùng, mang vẻ đẹp uy nghị, lẫm liệt.

+. Người nhận chữ: viên quản ngục trong tư thế “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng”; thầy thơ lại “gầy gò, thì run run bưng chậu mực

– Trật tự, kỉ cương trong nhà tù bị đảo ngược hoàn toàn (0,5):

+. Tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy ngục quan.

+. Ngục quan thì khúm núm, vái lạy tù nhân.

+. Như vậy, giữa chốn ngục tù tàn bạo, không phải những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị làm chủ mà là người tử tù làm chủ. Nhân cách Huấn Cao được tỏa sáng trong đêm đen của xã hội ngục tù.

– Chủ đề tác phẩm được thể hiện sâu sắc qua cảnh tượng cho chữ(0,5): +. Sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp  đối với cái xấu xa, nhơ bẩn, của cái thiện đối với cái ác…

+.Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người bằng một bức tranh nghệ thuật đầy ấn tượng, qua đó bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn.

 Nghệ thuật (1,0):

–         Sử dụng thành công thủ pháp đối lập tượng phản,.

–         Ngôn từ vừa sắc sảo góc cạnh, vừa trang trọng, cổ kính, sống động như có hồn, có nhịp điệu riêng giàu giá trị taoh hình, giàu sức truyền cảm…

–         Tạo tình huống thử thách cho nhân vật tỏa sáng tài năng và thiên lương trong sáng.

 
3. Đánh giá khái quát lại vấn đề đã phân tích (0,5).

Bài học nổi bật nhất

Top 10 trường học nổi bật

Đề thi lớp 11 mới cập nhật