Đồng tiền vàng" là một truyện khuyết danh nổi tiếng của nước Anh. Em hãy trả lời các câu hỏi sau
Bài "Đồng tiền vàng" kể lại chuyện hai anh em Rô-be nghèo khổ, làm nghề bán diêm nhưng đã giữ đúng lời hứa trả lại tiền thừa cho khách.
- Bài học cùng chủ đề:
- Tả cái tủ sách của gia đình em - một vật dụng thân thiết có nhiều kỉ niệm cảm động
- Chim bồ câu, con chim hiền lành, cần mẫn đáng yêu. Em hãy tả con chim bồ câu của gia đình em hay của gia đình bạn em
- Hãy tả lại một loại rau bình dị ở làng quê (Rau cải, rau muống, rau mùng tơi,...)
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
"Đồng tiền vàng" là một truyện khuyết danh nổi tiếng của nước Anh.
Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Bài "Đồng tiền vàng" kể chuyện gì?
2. Cậu bé Rô-be làm nghề gì?
3. Qua ngoại hình và lời nói của Rô-be, em hiểu gì về hoàn cảnh và tính cách của cậu bé?
4. Việc Rô-be trả lại tiền cho khách đáng quý ở chỗ nào ?
5. Em hiểu như thế nào về hai câu cuối bài:
"Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo "?
6. Ý nghĩa câu chuyện "Đống tiền vàng".
BÀI LÀM
1. Bài "Đồng tiền vàng" kể lại chuyện hai anh em Rô-be nghèo khổ, làm nghề bán diêm nhưng đã giữ đúng lời hứa trả lại tiền thừa cho khách.
2. Cậu bé Rô-be chừng 12, 13 tuổi làm nghề bán diêm.
3. Ngoại hình của Rô-be: ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò xanh xao - cho ta biết hoàn cảnh của chú bé rất nghèo khổ, đói rách, đáng thương. Lúc gặp khách chú chìa những bao diêm ra "khẩn khoản" mời mua giúp. Lúc khách không có tiền xu lẻ để mua diêm và "lưỡng lự "về đồng tiền vàng, thì Rô-be đã nói: "Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay”. Sau đó, Rô-be đã khẳng định tính cách của mình: "Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa xấu". Nghĩa là không gian tham, biết giữ đúng lời hứa. Mặc dù sau đó, Rô-be bị xe tông vào, gãy chân, phải nằm ở nhà, nhưng chú đã sai em trai đem tiền thừa đến trả cho khách. Qua đó, ta thấy Rô-be tuy nghèo khổ nhưng rất lễ phép, trung thực, tự trọng và biết giữ chữ tín, đã hứa là làm đúng. Vì thế ông khách sau khi nhận lại đủ số tiền thừa đã cảm động nói: "Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo".
4. Việc Rô-be trả lại tiền thừa cho khách đáng quý ở chỗ: gặp tai nạn vẫn tìm cách giữ đúng lời hứa; tuy nghèo mà trong sạch, thật thà, chứng tỏ mình "không phải là một đứa bé xấu".
5. Hai câu cuối bài: "Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo" đã diễn tả sự xúc động thương cảm của ông khách khi được tin Rô-be gặp tai nạn, đồng thời biểu lộ sự khâm phục trước một tâm hồn đẹp của cậu bé nghèo mà trung thực.