Soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận. Câu 1. Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi:
- Bài học cùng chủ đề:
- Luyện tập về phương pháp luận trong văn nghị luận trang 32 SGK Ngữ văn 7
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. Lập luận trong đời sống:
1. Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi:
Trong các câu trên, bộ phận luận cứ nằm ở bên trái dấu phẩy, bộ phận kết luận nằm ở bên phải dấu phẩy.
Mối quan hệ của luận cứ và kết luận là nguyên nhân – kết quả.
Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi được cho nhau.
2. Hãy bổ sung luận cứ cho các kết luận sau:
a. Em rất yêu trường em vì nơi đây đã từng gắn bó với em từ tuổi ấu thơ.
b. Nói dối rất có hại vì sẽ chẳng ai còn tin mình nữa.
c. Chúng ta học nhiều rồi, nghỉ một lát nghe nhạc thôi.
d. Ở nhà, trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.
e. Ngày nghỉ, em rất thích đi tham quan.
3. Viết tiếp kết luận:
a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm, chúng ta ra ngoài công viên chơi đi.
b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, đầu óc cứ rối tung lên.
c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, họ cứ nghĩ như thế là hay lắm.
d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh chị chúng nó phải gương mẫu chứ.
e. Cậu này ham bóng đá thật chẳng để ý đến học hành gì cả.
II. Lập luận trong văn nghị luận:
Câu 1. So sánh với một số kết luận ở mục I.2, để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận:
Giống nhau: đều là những kết luận.
Khác nhau:
- Ở mục I.2: Lời nói trong giao tiếp hằng ngày thường mang tính cá nhân và có nghĩa hàm ẩm.
- Ở mục II: Luận điểm trong văn nghị luận thường mang tính khái quát và có ý nghĩa tường minh.
Tác dụng:
- Luận điểm là cơ sở để triển khai luận cứ.
- Luận điểm là kết luận của lập luận.
=> Lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi có tính lí luận, chặt chẽ và tường minh.
Câu 2. Lập luận cho luận điểm “Sách là người bạn lớn của con người”:
+, Vai trò của sách đối với đời sống con người.
+, Phân tích tác dụng của sách đối với nhận thức của con người về thế giới xung quanh.
+, Sách là người bạn không thể thiếu trong đời sống mỗi người.
- Thái độ với vấn đề nghị luận: khẳng định ý nghĩa to lớn của sách đối với đời sống con người.
* Lập ý:
- Vì sao lại nói “Sách là người bạn lớn của con người”.
- Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở các phương diện.
+, Con người cảm thấy thư giãn, thoải mái khi đọc sách.
+, Đọc sách giúp ta hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau: văn hóa, kinh tế, xã hội…
- Ích lợi của sách .
- Hành động của mỗi người khi nhận rõ ích lợi to lớn của sách.
Câu 3. Em đã đọc truyện “Thầy bói xem voi”, “Ếch ngồi đáy giếng”. Từ mỗi truyện hãy rút ra một kết luận làm thành luận điểm của em và lập luận cho luận điểm đó.
* “Ếch ngồi đáy giếng”:
- Luận điểm: Cái giá phải trả cho những kẻ huênh hoang, dốt nát, kiêu ngạo.
- Luận cứ:
+, Ếch sống lâu trong giếng, bên cạnh những con vật nhỏ bé.
+, Các loài vật rất sợ tiếng kêu vang động của ếch.
+, Ếch tưởng mình ghê gớm như một vị chúa tể.
+, Trời mưa to, nước dâng lên cao, đưa ếch ra khỏi giếng.
+, Quen thói cũ, ếch vẫn huênh hoang, nghênh ngang đi lại khắp nơi, chẳng thèm để ý đến xung quanh.
+, Ếch bị trâu giẫm bẹp.
- Lập luận: theo trình tự thời gian và không gian, bằng một câu chuyện kể với những chi tiết, sự việc cụ thể để rút ra luận điểm một cách kín đáo.
* “Thầy bói xem voi”:
- Luận điểm: Muốn hiểu đúng, đủ bất cứ sự vật, sự việc, con người ta cần xem xét, đánh giá toàn diện tránh phiến diện, một chiều.
- Luận cứ:
+, Cách các ông xem voi
+, Thái độ của năm ông thầy bói khi phán về voi.
+, Sai lầm của họ khi xem xét voi.
- Lập luận: theo trình tự các luận cứ, bằng nghệ thuật của một câu chuyện kể và sử dụng một số chi tiết cụ thể, chọn lọc nhằm rút ra kết luận kín đáo.
- Các thể loại văn tham khảo lớp 7
- Bài 1 sgk ngữ văn 7
- Bài 2 sgk ngữ văn 7
- Bài 3 sgk ngữ văn 7
- Bài 4 sgk ngữ văn 7
- Bài 5 sgk ngữ văn 7
- Bài 6 sgk ngữ văn 7
- Bài 7 sgk ngữ văn 7
- Bài 8 sgk ngữ văn 7
- Bài 9 sgk ngữ văn 7
- Bài 10 sgk ngữ văn 7
- Bài 11 sgk ngữ văn 7
- Bài 12 sgk ngữ văn 7
- Bài 13 sgk ngữ văn 7
- Bài 14 sgk ngữ văn 7
- Bài 15 sgk ngữ văn 7
- Bài 16 sgk ngữ văn 7
- Bài 17 sgk ngữ văn 7
- Bài 18 sgk ngữ văn 7
- Bài 19 sgk ngữ văn 7
- Bài 20 sgk ngữ văn 7
- Bài 21 sgk ngữ văn 7
- Bài 22 sgk ngữ văn 7
- Bài 23 sgk ngữ văn 7
- Bài 24 sgk ngữ văn 7
- Bài 25 sgk ngữ văn 7
- Bài 26 sgk ngữ văn 7
- Bài 27 sgk ngữ văn 7
- Bài 28 sgk ngữ văn 7
- Bài 29 sgk ngữ văn 7
- Bài 30 sgk ngữ văn 7
- Bài 31 sgk ngữ văn 7
- Bài 32 sgk ngữ văn 7
- Bài 33 sgk ngữ văn 7
- Bài 34 sgk ngữ văn 7