Soạn bài: Điệp ngữ trang 152 SGK Ngữ văn 7

Khi nói, khi viết, người ta có thể dùng cách lặp lại từ ngữ (có khi cả một câu). Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ (điệp: từ Hán Việt nghĩa là lặp lại)

ĐIỆP NGỮ VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆP NGỮ

Gợi ý trả lời câu hỏi

1.

Ở khổ thơ đầu của bài Tiếng gà trưa có từ nghe được lặp đi lặp lại.

Ở khổ thơ cuối của bài Tiếng gà trưa có từ vì được lặp đi lặp lại.

2.

Lặp đi lặp lại như thế có tác dụng nhấn mạnh ý, gây ấn tượng sâu sắc làm câu thơ thêm mạnh mẽ nhịp nhàng.

Ghi nhớ: Khi nói, khi viết, người ta có thể dùng cách lặp lại từ ngữ (có khi cả một câu). Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ (điệp: từ Hán Việt nghĩa là lặp lại)

CÁC DẠNG ĐIỆP NGỮ

Gợi ý trả lời câu hỏi

Điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài Tiếng gà trưa là điệp ngữ cách quãng. Còn điệp ngữ trong hai đoạn thơ a, b dưới đây là điệp ngữ nối tiếp và điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)

Ghi nhớ: Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)

Các bài học liên quan
Soạn bài: Làm thơ lục bát trang 155 SGK Ngữ văn 7
Soạn bài Một thứ quà của lúa non Cốm

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 7 mới cập nhật