Luyện tập: Đức tính giản dị của Bác Hồ trang 55 SGK Ngữ văn 7
Một số ví dụ biểu hiện đức tính giản dị của Bác Hồ trong thơ văn.
1. Một số ví dụ biểu hiện đức tính giản dị của Bác Hồ trong thơ văn.
Là người rất am hiểu văn hóa và ngôn ngữ các nước phương Tây và phương Đông nhưng Bác không ưa dùng những câu chữ cầu kì, khó hiểu khi viết những tác phẩm tuyên truyền động viên quần chúng nhân dân hiểu và tham gia tích cực và kháng chiến và cách mạng. Chẳng hạn Bác khuyên thanh niên:
Không cỏ việc khó
Chí sự lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Bác chúc Tết nhân dân năm 1968.
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do.
Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào.
Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào
Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn.
Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946) Bác mở đầu bằng những lời rất giản dị:
"Chúng ta đã nhân nhượng, nhưng càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới. Vì chúng quyết tâm chiếm nước ta một lần nữa”.
Bác có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật kiệt xuất nhưng khi hướng tới nhân dân đa số còn ít chữ nghĩa thì Bác viết rất dễ hiểu, rất giản dị.
2. Qua bài văn, em hiểu thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống?
Đức tính giản dị là đơn giản một cách tự nhiên trong cách sống, trong việc diễn đạt câu từ dễ hiếu, không rắc rối.
Giản dị là nét đẹp của một nhân cách lớn. Nó biểu hiện đức tính khièm tốn mà vĩ đại. Chúng ta phải luôn rèn luyện cho minh lố sống và cách viết giản dị. Đó là sự rèn luyện về nhân cách.
Phải bền bỉ và phải có ý thức cao chúng ta mới đạt được sự giản dị.
Chỉ có giản dị chúng ta mới hòa đồng và khiến mọi người nể phục yêu thương.
dayhoctot.com
- Các thể loại văn tham khảo lớp 7
- Bài 1 sgk ngữ văn 7
- Bài 2 sgk ngữ văn 7
- Bài 3 sgk ngữ văn 7
- Bài 4 sgk ngữ văn 7
- Bài 5 sgk ngữ văn 7
- Bài 6 sgk ngữ văn 7
- Bài 7 sgk ngữ văn 7
- Bài 8 sgk ngữ văn 7
- Bài 9 sgk ngữ văn 7
- Bài 10 sgk ngữ văn 7
- Bài 11 sgk ngữ văn 7
- Bài 12 sgk ngữ văn 7
- Bài 13 sgk ngữ văn 7
- Bài 14 sgk ngữ văn 7
- Bài 15 sgk ngữ văn 7
- Bài 16 sgk ngữ văn 7
- Bài 17 sgk ngữ văn 7
- Bài 18 sgk ngữ văn 7
- Bài 19 sgk ngữ văn 7
- Bài 20 sgk ngữ văn 7
- Bài 21 sgk ngữ văn 7
- Bài 22 sgk ngữ văn 7
- Bài 23 sgk ngữ văn 7
- Bài 24 sgk ngữ văn 7
- Bài 25 sgk ngữ văn 7
- Bài 26 sgk ngữ văn 7
- Bài 27 sgk ngữ văn 7
- Bài 28 sgk ngữ văn 7
- Bài 29 sgk ngữ văn 7
- Bài 30 sgk ngữ văn 7
- Bài 31 sgk ngữ văn 7
- Bài 32 sgk ngữ văn 7
- Bài 33 sgk ngữ văn 7
- Bài 34 sgk ngữ văn 7