Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm trang 137 SGK Ngữ văn 7

Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.

Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm

Gợi ý trả lời câu hỏi:

1. Các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá"

- Đoạn 1: Tự sự (2 dòng đầu); Miêu tả (3 dòng sau) có vai trò tạo bối cảnh chung

- Đoạn 2: Tự sự kết hợp với biểu cảm, uất ức vì già yếu.

- Đoạn 3: Tự sự, miêu tả và 2 câu cuối biểu cảm, cam phận.

- Đoạn 4: Biểu cảm tình cảm cao thượng vị tha, vươn lên sáng ngời.

2. a) Trong đoạn văn:

- “Những ngón chân của bố... xoa bóp khỏi”: miêu tả.

- “Bố đi chân đất... bố  đi xa lắm”: tự sự.

- “Bố ơi!... thành bệnh”: cảm nghĩ

b) Đoạn văn trên miêu tả tự sự trong niềm hồi tưởng...Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi tình cảm, cảm xúc, do tình cảm cảm xúc chi phối.

Ghi nhớ:

  • Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
  • Tự sự và miêu tả ở đây nhầm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhầm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.
Các bài học liên quan
Cảm nhận về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
Cảm nhận của em về bài thơ “Cảnh khuya”
Phân tích bài thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) - một bài thơ xuân tuyệt tác của Hồ Chí Minh.
Thành ngữ trang 143 SGK Ngữ văn 7

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 7 mới cập nhật