Đề số 53: Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du
Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới. Toàn bộ tác phẩm của ông, chữ Hán cũng như chữ Nôm, chan chứa một tình yêu thương bao la đối với con người, đặc biệt là người phụ nữ.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề số 51: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây: Lòng này gửi gió đông có tiện?... Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong. (Chinh phụ ngâm - Nguyễn Gia Thiều; bản dịch của Đoàn Thị Điểm).
- Đề số 50: Phân tích giá trị nhân đạo thể hiện trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm).
- Đề số 49: Phân tích hình ảnh người chinh phụ trong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm).
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Bài làm
Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới. Toàn bộ tác phẩm của ông, chữ Hán cũng như chữ Nôm, chan chứa một tình yêu thương bao la đối với con người, đặc biệt là người phụ nữ. Người ta đã bắt gặp trong những bài thơ của Nguyễn Du viết về Dương Quý Phi, nàng Tiểu Thanh, những cô ca nữ đất Long Thành (Long Thành cầm giả ca, Điếu La thành ca giả, Dương Phi cố lý, Độc Tiểu Thanh kí...) hình ảnh người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh. Những bài thơ không chỉ mang đến cho ta niềm cảm thương sâu sắc đối với họ mà còn giúp ta hiểu thêm về tài năng và tâm sự của nhà thơ.
Nhan đề Độc Tiểu Thanh kí có thể khiến cho người đọc hiểu theo hai cách: Tiểu Thanh kí là tập thơ của nàng Tiểu Thanh vậy bài thơ phải hiểu là “Đọc tập thơ của Tiểu Thanh”. Cách hiểu thứ hai: Tiểu Thanh kí là tên truyện viết về nàng Tiểu Thanh và Nguyễn Du đọc tập truyện này, thương xót số phận mà viết nên bài thơ. Ai đã từng đọc Tiểu Thanh kí đều biết đó là câu chuyện kể về nàng Tiểu Thanh, một người con gái Trung Quốc có tài sắc, sống vào khoảng thời Minh. Năm mười sáu tuổi cô làm vợ lẽ một nhà quyền quý. Vợ cả là người hay ghen, bắt cô phải sống riêng trên Cô Sơn, cạnh Tây Hồ. Vì đau buồn, cô sinh bệnh rồi chết ở tuổi mười tám. Nỗi uất ức đau khổ được cô gửi gắm vào thơ nhưng nhiều bài thơ đã bị người vợ cả đốt, may có một số bài thơ còn sót lại. Chế Lan Viên Thăm mộ Tiểu Thanh cũng đã từng trăn trở:
Trang thơ còn đau hơn, trang đã cháy đau hơn,
Những khách sáng nay chưa đọc thơ nàng.
Nghìn trang thơ không nói hết một cuộc đời đã vờ,
Nhỏ một giọt lệ bên mồ đâu phải chuyện văn chương.
Nguyễn Du thì đến với Tiểu Thanh qua “một tập sách đọc trước cửa sổ”:
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
(Vườn hoa bên Tây Hồ đã thành bãi hoang rồi
Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ)
Câu thơ mở đầu như một tiếng thở dài não ruột. Không gian Tây Hồ vẫn còn đây nhưng vườn hoa xưa nay chứng tích còn lại chỉ là một bãi hoang mà thôi. Cái “hữu” đã thành cái “không”, cái đẹp bị thay thế bởi cái tàn tạ, hủy diệt. Từ tần mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối: tất cả đã thay đổi hết, không còn một dấu vết nào nữa. Chứng thực một không gian đẹp là khoảng đất bên Tây Hồ để đối chứng quá khứ vàng son với hiện tại hủy diệt, Nguyễn Du đã nhìn thấy cuộc “thương hải tang điền” trong chớp mắt, Trải qua một cuộc bể dâu, Thế gian biến vùng nền đồi. Nếu vườn hoa đã tận thành gò hoang là chứng tích của một thời thì mảnh giấy tàn là chứng tích còn xót lại của một đời người, một oan hồn bất hạnh và thống khổ cách Nguyễn Du đúng ba trăm năm lẻ trước. Tiểu Thanh có tài văn chương nhưng các sáng tác của nàng đã bị đốt dở, thân phận của nàng hẩm hiu, đau khổ. Điều này cung cấp thêm cho Nguyễn Du căn cứ để suy nghĩ về định mệnh nghiệt ngã của những người có tài văn chương, nghệ thuật. Ông trầm ngâm nhìn cuộc bể dâu của sự vật và lẽ nhân sinh của kiếp người, riêng mình mình biết, mình hay mà độc điếu, mà nhất chỉ thư. Cái lẻ loi và đơn độc của Nguyễn Du không chỉ hiện hình ở cái cảnh buổi chiều tàn bên song cửa sổ, ngồi đọc chuyện buồn mà còn thể hiện ở hai chữ độc và nhất đó.
Câu chuyện về nàng Tiểu Thanh trở thành căn nguyên, tiền đề để khơi dậy cảm xúc, khơi dậy những suy nghĩ của Nguyễn Du về một số phận hồng nhan bạc phận cũng như những kiếp người tài hoa bạc mệnh nói chung trong hai câu thực:
Chi phấn hữu thần liên tử hận,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
(Son phấn có thần chắc phải xót xa về những việc sau khi chết
Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở)
Trong Tiểu Thanh kí tác giả kể, trước khi chết, Tiểu Thanh thuê họa sĩ vẽ chân dung mình. Phải đến bức tranh thứ ba nàng mới ưng ý về hình dung và thần thái của nó. Tiểu Thanh treo bức hình mình lên tê rồi khóc đến chết. Người chồng nghe tin chạy đến nhìn sắc mặt vợ và bức tranh thấy như người còn sống, thương tiếc khóc lóc sầu thảm. Vợ cả không xót thương còn bắt nạp tranh và thơ để đốt bỏ. Nguyễn Du đã đưa vào trong thơ những chi tiết đầy hình tượng nhưng cũng rất thật. Từ đây ông thể hiện sự xót xa của mình trước nhan sắc và tài năng bị vùi dập. Hai câu thơ dựng lên những sự bất công ngang trái trong xã hội ấy thể hiện qua thân phận nàng Tiểu Thanh. Chi phấn là hình ảnh gắn liền với hồng nhan. Tác giả đã đặt ra một giả thiết về sự bất công ngang trái. Con người tàn ác vùi dập tài hoa, nhan sắc đến mức nếu như “son phấn có thần” thì chắc chắn sẽ còn liên tử hận. Còn văn chương mặc dù không có số mệnh mà cũng vẫn phải chịu “đốt bỏ” chính vì cái tàn nhẫn của người đời. Nguyễn Du viết về người phụ nữ bạc mệnh nhưng thông qua đó để gửi gắm niềm tâm sự trước cuộc đời.
Nếu như hai câu đề và hai câu thực có phần “hướng ngoại”, quan tâm tới câu chuyện của nàng Tiểu Thanh thì nó cũng như trở thành một sự dẫn nhập để tác giả suy ngẫm về mình:
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kì oan ngã tự cư.
(Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được,
Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã)
Bản dịch thơ dịch là “mối hờn”, không còn giữ được sức mạnh trong câu thơ nguyên bản, nhưng không phải “thù hận” mà là “tiếc hận”. Mối hận cổ kim là mối hận của người xưa và người nay, tức người thời Nguyễn Du, là chính Nguyễn Du. Người xưa có thể là Nguyễn Du và những người như nàng. Người nay có thể là những người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh cùng thời Nguyễn Du và chính thế hệ tài năng như Nguyễn Du đã gặp nhiều ngang trái trong cuộc đời. Nguyễn Du cho rằng, có một thông lệ, một định lệ trời đã định sẵn là những người tài năng thường hay bạc mệnh. Thế nên Cổ kim hận sự thiên nan vấn. Và nhà thơ tự thấy mình có thể xếp vào công hội cùng thuyền với Tiểu Thanh, nên viết tiếp rằng: Phong vận kì oan ngã tự cư. Nỗi bất hạnh không chỉ oán trách trời mà phần nhiều là bởi phong vận. Lời oán trách trời thể hiện nỗi đau khổ và bất bình của thế hệ nhà thơ ý thức về sự chà đạp giá trị của nghệ thuật và của văn chương trong xã hội phong kiến. Trong xã hội ấy, có “nết phong nhã” cũng là một nỗi oan, mà mối hận thì thiên nan vấn. Trời đã vô tình với số phận của những người tài hoa. Sự bất hạnh của họ đã tồn tại không chỉ với Tiểu Thanh trước Nguyễn Du đến hàng trăm năm mà tồn tại đối với cả những nhà thơ cách ông hàng, nghìn năm như Đỗ Phủ, như Lý Bạch... Bản thân Nguyễn Du có lẽ cũng không thể lý giải được những khảm kha ngang trái mà mình gặp trên đường đời. Tráng niên ngã diệc, vi tài tử (Thời trẻ ta cũng là kẻ có tài) mà vẫn phải chịu cảnh lang thang, mười năm gió bụi. Câu hỏi đưa ra không thể tìm câu trả lời, va đập vào cái vô hình tạo thành một nỗi đau thấm đến gan ruột.
Ba trăm năm, sau cái chết của Tiểu Thanh, Nguyễn Du ngồi bên cửa sổ, đọc tập sách mà xót thương cho thân phận nàng. Rồi giờ đây, khi cũng thấm thía số mệnh mình xếp vào cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh, Nguyễn Du tự hỏi:
Bất tri tam bách dư niên hậu.
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
(Không biết hơn ba trăm năm sau
Thiên hạ ai người khóc Tố Như?)
Người xưa cho rằng “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu". Vì thế chỉ cần Kiều khóc than cho thân phận Đạm Tiên và tỏ lòng thành với nàng: Chớ nề u hiển mới là chị em thì Phút đầu ngọn gió cuốn cờ đến ngay. Con người "đồng khí" sẽ thường gặp nhau. Nguyễn Du sống sau Tiểu Thanh hơn ba trăm năm, ông hiểu và đồng cảm với nỗi oan vì nết phong nhã của Tiểu Thanh nên khóc thương cho số phận nàng. Có lẽ có được người tri âm tri kỉ như vậy thì Tiểu Thanh cùng cổ thể ngậm cười chín suối. Thương cho người mà nghĩ cho mình, Nguyễn Du tự hỏi: Không biết ba trăm năm lẻ nữa có còn ai là người khóc Tố Như như Tố Như đã từng khóc Tiểu Thanh. Ta cảm nhận từ đây nỗi niềm của một người đang cảm thấy cô đơn chính giữa cuộc đời, giữa thời đại mình, không thể tìm ra được người tri kỉ, tri âm. Câu hỏi vì thế mà càng xoáy sâu vào trong lòng người, xót xa, thấm thía.
Độc Tiểu Thanh kí là bài thơ thể hiện sự cảm thông của Nguyễn Du đối với người nằm dưới mộ, cảm thông cho tài sắc, cho văn chương của những kẻ có tài mà cũng chính là lời xót thương cho chính mình. Giá trị nhân đạo của bài thơ thể hiện ở chỗ Nguyễn Du đã đặt vấn đề về quyền sống của con người nói chung, của người phụ nữ cũng như những người tài hoa bạc mệnh nói riêng. Ông trân trọng những gì mà họ mang lại đồng thời mong muốn tìm được sự tri ân tri kỉ của mọi người đối với mình, đối với những người có tài năng và số phận như vậy. Và không phải chờ đến ba trăm năm, chỉ hai trăm năm sau, người đời sau đã khiến cho Tố Như có thể ngậm cười nơi chín suối bởi sự tri âm của mình:
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày...
(Kính gửi cụ Nguyễn Du - Tố Hữu)
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo
- Tuần 1 sgk ngữ văn 10
- Tuần 2 sgk ngữ văn 10
- Tuần 3 sgk ngữ văn 10
- Tuần 4 sgk ngữ văn 10
- Tuần 5 sgk ngữ văn 10
- Tuần 6 sgk ngữ văn 10
- Tuần 7 sgk ngữ văn 10
- Tuần 8 sgk ngữ văn 10
- Tuần 9 sgk ngữ văn 10
- Tuần 10 sgk ngữ văn 10
- Tuần 11 sgk ngữ văn 10
- Tuần 12 sgk ngữ văn 10
- Tuần 13 sgk ngữ văn 10
- Tuần 14 sgk ngữ văn 10
- Tuần 15 sgk ngữ văn 10
- Tuần 16 sgk ngữ văn 10
- Tuần 17 sgk ngữ văn 10
- Tuần 18 sgk ngữ văn 10
- Tuần 19 sgk ngữ văn 10
- Tuần 20 sgk ngữ văn 10
- Tuần 21 sgk ngữ văn 10
- Tuần 22 sgk ngữ văn 10
- Tuần 23 sgk ngữ văn 10
- Tuần 24 sgk ngữ văn 10
- Tuần 25 sgk ngữ văn 10
- Tuần 26 sgk ngữ văn 10
- Tuần 27 sgk ngữ văn 10
- Tuần 28 sgk ngữ văn 10
- Tuần 29 sgk ngữ văn 10
- Tuần 30 sgk ngữ văn 10
- Tuần 31 sgk ngữ văn 10
- Tuần 32 sgk ngữ văn 10
- Tuần 33 sgk ngữ văn 10
- Tuần 34 sgk ngữ văn 10
- Tuần 35 sgk ngữ văn 10