Giải bài 63 trang 50 sgk toán 7 tập 2
Cho đa thức:
a)Sắp xếp các hạng tử của đa thức trên theo lũy thừa giảm của biến.
Cho đa thức: \(M(x) = 5{{\rm{x}}^3} + 2{{\rm{x}}^4} - {x^2} + 3{{\rm{x}}^2} - {x^3} - {x^4} + 1 - 4{{\rm{x}}^3}\)
a) Sắp xếp các hạng tử của đa thức trên theo lũy thừa giảm của biến.
b) Tính M(1) và M(-1)
c) Chứng tỏ rằng đa thức trên không có nghiệm.
Hướng dẫn làm bài:
a) Sắp xếp các hạng tử của đa thức M(x) theo lũy thừa giảm của biến
\(M\left( x \right) = 2{x^4} - {x^4} + 5{x^3} - {x^3} - 4{x^3} + 3{x^2} - {x^2} + 1\)
\( = {x^4} + 2{x^2} + 1\)
b) \(M\left( 1 \right) = {1^4} + {2.1^2} + 1 = 4\)
\(M\left( { - 1} \right) = {\left( { - 1} \right)^4} + 2.{\left( { - 1} \right)^2} + 1 = 4\)
c) Ta có: \(M\left( x \right) = {x^4} + 2{x^2} + 1\)
Vì giá trị của x4 và 2x2 luôn lớn hơn hay bằng 0 với mọi x nên x4 +2x2 +1 > 0 với mọi x tức là M(x) ≠ 0 với mọi x. Vậy M(x) không có nghiệm.
Trên đây là bài học "Giải bài 63 trang 50 sgk toán 7 tập 2" mà dayhoctot.com muốn gửi tới các em. Để rèn luyện về kỹ năng làm bài thi và kiểm tra các em tham khảo tại chuyên mục "Đề thi học kì 1 lớp 7" nhé.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ tới bạn bè để cùng học và tham khảo nhé! Và đừng quên xem đầy đủ các bài Giải bài tập Toán Lớp 7 của dayhoctot.com.
Các bài học liên quan
Từ điểm A không thuộc đường thẳng d, kẻ đường vuông góc AH, các đường xiên AB,AC đến đường thẳng d. Hãy điền dấu (<, >) vào các chỗ trống (…) dưới đây cho đúng:
Cho tam giác DEF. Hãy viết các bất đẳng thức về quan hệ giữa các cạnh của tam giác này.
Hãy ghét đôi hai ý ở hai cột để được khẳng định đúng
a)Hãy nêu tích chất của trọng tâm của một tam giác ; các cách xác định trọng tâm.
b)Bạn Nam nói: Có thể vẽ được một tam giác có trọng tâm ở bên ngoài tam giác. Bạn Nam nói đúng hay sai ? Tại sao ?
Những tam giác nào có ít nhất một đường trung tuyến đồng thời là đường phân giác, đường trung trực, đường cao ?
Những tam giác nào có trọng tâm đồng thời là trực tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm (nằm trong tam giác) cách đều ba cạnh ?
Cho tam giác ABC với AC < AB. Trên tia đối của tia BC lấy điểm D sao cho BD = AB. Trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho CE = AC. Vẽ các đoạn thẳng AD, AE.
Các chương học và chủ đề lớn
Học tốt các môn khác lớp 7