Đề: Hãy phân tích nhân vật Va-ren để thấy tài châm biếm của Nguyễn Ái Quốc trong bài “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”
Cụ Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt cóc ở Thượng Hải vào tháng 6 - 1925. Chúng đưa cụ về Hà Nội để hòng áp đảo phong trào yêu nước của các sĩ phu và các chiến sĩ cách mạng. Không ngờ tin ấy lan truyền dấy lên một phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu kéo dài nhiều tháng cho đến khi chúng phải thả cụ vào tháng 12 năm ấy.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề: Em hãy giải thích câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"
- Đề: Hãy giải thích câu tục ngữ : "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
- Đề: Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau : "Không thầy đố mày làm nên", nhưng lại có lúc khẳng định : "Học thầy không tày học bạn"..... Hãy chứng minh.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Cụ Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt cóc ở Thượng Hải vào tháng 6 - 1925. Chúng đưa cụ về Hà Nội để hòng áp đảo phong trào yêu nước của các sĩ phu và các chiến sĩ cách mạng. Không ngờ tin ấy lan truyền dấy lên một phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu kéo dài nhiều tháng cho đến khi chúng phải thả cụ vào tháng 12 năm ấy.
Trước tình hình thuộc địa có nhiều gay cấn, đặc biệt sợ ảnh hưởng to lớn của cách mạng tháng mười nên cử Va - ren sang làm Toàn quyền Đông Dương.
Nhân dịp này Nguyễn Ái Quốc viết bài trên báo “Người cùng khổ” tố cáo tên Va - ren với những lời lẽ châm biếm dưới tiêu đề của một bài báo “Những trò lố hay là Va - ren và Phan Bội Châu”.
Bài báo làm xuất hiện hai nhân vật cực kỳ đối lập nhau trong thời kỳ đó. Phan Bội Châu bị bắt vì lòng yêu nước, còn Va-ren thì phải hứa “chăm sóc”. Vụ này vì sức ép ở Pháp và ở cả thuộc địa Đông Dương. Ngay đầu câu chuyện tác giả đã châm biếm chua cay tên Toàn quyền tai to mặt lớn “Giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn được phép tự hỏi quan Toàn quyền Va - ren “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao?”, ôi, ở địa vị đầy quyền lực của quan Toàn quyền mà sao lại phải nghi ngờ lời hứa “nữa chính thức” của y? Hóa ra tác giả bài viết đã thừa biết cái bụng dạ của tụi thực dân cỡ bự này. Và rồi sự việc cứ phơi bày ra những cái lố:
Trước hết bản thân lời hứa “nửa chính thức” của Va - ren đã là một trò lố. Vì như tác giả đã viết, có gì mà y không lường trước được khi đặt chân xuống đất thuộc địa, là cuộc đón rước, chiêu đãi, tuần du và xem nhiều thứ lạ mắt, trong đó có cu li xe có đôi bàn chân giẫm đất lạch bạch, có dưa hấu đỏ lòm, những xâu lạp xưởng lủng lẳng và có cả cái rốn của chú khách trưng ra giữa trời... Như vậy Va - ren còn thì giờ đâu mà chăm sóc Phan Bội Châu nữa, nên ông vẫn ngồi tù.
- Thứ hai là từ Sài Gòn ra Hà Nội, Va - ren phải dừng lại Huế để Hoàng thượng Khải Định và triều đình An Nam cài lên ngực cái: “Nam long bội tinh” để tưởng lệ phong tặng cái cao quý nhất của hoàng triều... ẩn dưới lời kể châm biếm ta thấy thì ra cứ quan Tây thì được “tưởng lệ” mề đay dù chúng đã đàn áp bóc lột hoặc chưa làm gì cho thuộc địa cũng đã có công rồi. Thì giờ yến tiệc linh đình đã làm quan Toàn quyền quên hoặc vô tình nuốt lời hứa nên cụ Phan Bội Châu vẫn ngồi tù.
- Thứ ba là Va-ren đã đến Hà Nội, vào xà lim làm cuộc trạm trán giữa một bên là kẻ phản bội Đảng xã hội Pháp, một bên là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, dám xả thân vì độc lập được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng”, một bên là tên chính khách đeo mề đay, một bên là người tù đeo gông...
Cuộc chạm trán thật thú vị. Vẫn theo trí tưởng tượng của tác giả bài viết thì cuộc chạm trán này cổ nhiều sự hay lo lắm. Chẳng hạn như Toàn quyền Va-ren một tay bắt tay cụ Phan, một tay nâng cái gông to kếch sù đang xiết chặt cổ lên, rồi tuyên bố: “Tôi đem tự do đến cho ông đây”.
Thế là cuộc “mặc cả” bắt đầu, y yêu cầu cụ Phan bỏ ý đấu tranh vì nền độc lập đi, rồi y nêu một số tên phản bội làm gương cho cụ. Dị nhiên y không quên cá nhân mình cũng là kẻ phản bội: “Trước tôi là Đảng viên xã hội đấy, và giờ đây thì tôi làm Toàn quyền...”
Rất đáng tiếc là cuộc “mặc cả” “diễn thuyết” của Va-ren rất hùng hồn và không thiếu những câu đầy cảm tình như: “trong lúc ông và tôi tay nắm chặt tay”, và có thông ngôn rành mạch thế mà cụ Phan cứ rửng rưng. Tác giả kết luận “xét binh tình thì đó là vì Phan Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu Phan Bội Châu”.
Để câu chuyện có cái kết thúc mỉa mai, tác giả đã thông qua nhân vật lính đồng An Nam để kể lại rằng: có lúc “thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi”.
Tác giả đã dùng hình tượng Phan Bội Châu có “mỉm cười một cách kín đáo vô hình và im lặng như cánh ruồi lướt qua vậy” để khép lại bài viết, thực chất là muốn nói cụ Phan đã khinh bỉ tên toàn quyền Va-ren hết mức.
Bằng một cây bút sắc sảo về chính trị, dí dỏm và châm biếm trong văn chương, bài viết đã vẽ nên tên thực dân cáo già, khệnh khạng qua các xứ Đông Dương thuở ấy thật là một màn kịch lố lăng hết chỗ nói. Cuối cùng như tác giả còn tức, nên quất thêm cho nó một roi đòn nữa. Đó là câu tái bút: “Có người quả quyết rằng Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren” và tác giả tán thành: “cái đó thì cũng có thể”.
- Các thể loại văn tham khảo lớp 7
- Bài 1 sgk ngữ văn 7
- Bài 2 sgk ngữ văn 7
- Bài 3 sgk ngữ văn 7
- Bài 4 sgk ngữ văn 7
- Bài 5 sgk ngữ văn 7
- Bài 6 sgk ngữ văn 7
- Bài 7 sgk ngữ văn 7
- Bài 8 sgk ngữ văn 7
- Bài 9 sgk ngữ văn 7
- Bài 10 sgk ngữ văn 7
- Bài 11 sgk ngữ văn 7
- Bài 12 sgk ngữ văn 7
- Bài 13 sgk ngữ văn 7
- Bài 14 sgk ngữ văn 7
- Bài 15 sgk ngữ văn 7
- Bài 16 sgk ngữ văn 7
- Bài 17 sgk ngữ văn 7
- Bài 18 sgk ngữ văn 7
- Bài 19 sgk ngữ văn 7
- Bài 20 sgk ngữ văn 7
- Bài 21 sgk ngữ văn 7
- Bài 22 sgk ngữ văn 7
- Bài 23 sgk ngữ văn 7
- Bài 24 sgk ngữ văn 7
- Bài 25 sgk ngữ văn 7
- Bài 26 sgk ngữ văn 7
- Bài 27 sgk ngữ văn 7
- Bài 28 sgk ngữ văn 7
- Bài 29 sgk ngữ văn 7
- Bài 30 sgk ngữ văn 7
- Bài 31 sgk ngữ văn 7
- Bài 32 sgk ngữ văn 7
- Bài 33 sgk ngữ văn 7
- Bài 34 sgk ngữ văn 7