Đề số 71: Dựa vào đoạn trích Hồi trống cổ Thành (Trích Tam quốc diễn nghĩa), hãy viết bài văn ngắn phát biểu cảm nghĩ về hai câu thơ tác giả viết ở cuối hồi. An đắc khoái nhân như Dực Đức...
Đọc Tam quốc, đặc biệt là Hồi trống Cổ Thành, chúng ta đều có thể cảm nhận rõ ràng sự cương trực, trung nghĩa của Trương Phi. Tính cách đó được nhà văn lựa chọn và thể hiện trong rất nhiều chi tiết đặc sắc.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề số 68: Viết đoạn văn trình bày những nét mà anh (chị) cho là đặc sắc của thơ Đường.
- Đề số 67: “Ý tại ngôn ngoại” là một trong những đặc trưng tiêu biểu của thơ Đường. Anh (chị) hãy chứng minh đặc trưng đó qua các bài thơ Đường đã học trong chương trình.
- Đề số 66: Có ý kiến cho rằng: Bài thơ (“Thu hứng”) tuy không miêu tả trực tiếp tình hình xã hội nhưng vẫn có ý nghĩa hiện thực rộng lớn. Nêu ý kiến của anh (chị).
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Đề số 71: Dựa vào đoạn trích Hồi trống cổ Thành (Trích Tam quốc diễn nghĩa), hãy viết bài văn ngắn phát biểu cảm nghĩ về hai câu thơ tác giả viết ở cuối hồi.
An đắc khoái nhân như Dực Đức
Tận chu thế thượng phụ nhân tâm
(Ước sao có người ngay thẳng như Trương Phi
Giết sạch những kẻ phản bội ở trên đời).
Bài làm
Trong Tam quốc diễn nghĩa, Trương Phi là một trong các nhân vật yêu thích của La Quán Trung. Khi kết thúc hồi I, nhà văn đã có lời thơ ca ngợi nhân cách nhân vật của mình như sau:
An đắc khoái nhân như Dực Đức
Tận chu thế thượng phụ nhân tâm
(Ước sao có người ngay thẳng như Trương Phi
Giết sạch những kẻ phản bội ở trên đời)
Đọc Tam quốc, đặc biệt là Hồi trống Cổ Thành, chúng ta đều có thể cảm nhận rõ ràng sự cương trực, trung nghĩa của Trương Phi. Tính cách đó được nhà văn lựa chọn và thể hiện trong rất nhiều chi tiết đặc sắc. Trong truyện, Trương Phi được ca ngợi là con người thẳng như làn tên hắn, sáng như tấm gương soi. Chính vì quá ngay thẳng nên Trương Phi rất căm phẫn khi nghĩ Quan Công người anh kết nghĩa chung lý tưởng với mình bội nghĩa, bỏ anh, hàng Tào, đến đây đánh lừa em. Xây dựng chi tiết: Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công, chắc chắn La Quán Trung không nhằm mục đích biến Trương Phi thành người bất nghĩa. Hành động của nhân vật có thể được lý giải từ lòng căm ghét tận độ những kẻ phản bội. Lòng dạ ngay thẳng của Trương Phi không chấp nhận sự quanh co, lắt léo, phản trắc. Đó cũng chính là lý do khiến Trương. Phi đưa ra điều kiện khắc nghiệt cho Quan Vũ: “Nếu mày quả có lòng thực, ta đánh ba hồi trống, mày phải chém được tên tướng ấy”. Và hồi trống thúc giục đã thể hiện đậm nét sự thách thức của Trương Phi. Những chi tiết La Quán Trung đã lựa chọn và xây dựng trong văn bản đoạn trích thể hiện rõ nét lòng ưu ái của tác giả đối với nhân vật.
Chỉ cần, đọc hai câu thơ trên kia thôi, người đọc cũng có thể hình dung được thái độ ngợi ca của người viết. Hơn thế nữa, niềm mong ước của La Quán Trung - mong ước có người ngay thẳng như Trương Phi - đã thể hiện đậm nét lòng yêu sự cương trực và sợ căm ghét tận độ những kẻ bội nghĩa, phản phúc. Và xét đến cùng, mong ước có người ra tay trừng trị những kẻ phản trắc, mong ước trên đời không còn tồn tại những kẻ bất nghĩa cũng chính là mong ước thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc của người nghệ sĩ đối với mọi xã hội, mọi thời đại.
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo
- Tuần 1 sgk ngữ văn 10
- Tuần 2 sgk ngữ văn 10
- Tuần 3 sgk ngữ văn 10
- Tuần 4 sgk ngữ văn 10
- Tuần 5 sgk ngữ văn 10
- Tuần 6 sgk ngữ văn 10
- Tuần 7 sgk ngữ văn 10
- Tuần 8 sgk ngữ văn 10
- Tuần 9 sgk ngữ văn 10
- Tuần 10 sgk ngữ văn 10
- Tuần 11 sgk ngữ văn 10
- Tuần 12 sgk ngữ văn 10
- Tuần 13 sgk ngữ văn 10
- Tuần 14 sgk ngữ văn 10
- Tuần 15 sgk ngữ văn 10
- Tuần 16 sgk ngữ văn 10
- Tuần 17 sgk ngữ văn 10
- Tuần 18 sgk ngữ văn 10
- Tuần 19 sgk ngữ văn 10
- Tuần 20 sgk ngữ văn 10
- Tuần 21 sgk ngữ văn 10
- Tuần 22 sgk ngữ văn 10
- Tuần 23 sgk ngữ văn 10
- Tuần 24 sgk ngữ văn 10
- Tuần 25 sgk ngữ văn 10
- Tuần 26 sgk ngữ văn 10
- Tuần 27 sgk ngữ văn 10
- Tuần 28 sgk ngữ văn 10
- Tuần 29 sgk ngữ văn 10
- Tuần 30 sgk ngữ văn 10
- Tuần 31 sgk ngữ văn 10
- Tuần 32 sgk ngữ văn 10
- Tuần 33 sgk ngữ văn 10
- Tuần 34 sgk ngữ văn 10
- Tuần 35 sgk ngữ văn 10