Đề số 191: Thuyết minh yêu cầu đọc - hiểu văn bản văn học
Văn bản văn học (còn gọi là văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương) có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, văn bản văn học là tất cả các văn bản sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề số 188: Viết bài văn thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.
- Đề số 165: Cảm nghĩ, suy nghĩ của anh (chị) khi đứng trước một cánh đồng lúa chín.
- Đề số 164: Cảm nghĩ về thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa sang đông.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Bài làm
Văn bản văn học (còn gọi là văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương) có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, văn bản văn học là tất cả các văn bản sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, văn bản văn học chỉ bao gồm các sáng tác có hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu (tức là tạo ra những hình tượng bằng tưởng tượng). Văn bản văn học theo nghĩa hẹp vừa có ngôn từ nghệ thuật vừa có hình tượng nghệ thuật.
Mục đích đọc văn bản văn học là để chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản; qua đó thực hiện giao lưu văn hóa, phát triển các năng lực tinh thần của bản thân và sống có ý thức tự giác.
Nhưng dù với bất kỳ mục đích nào, người đọc đểu thực hiện việc tiếp nhận các giá trị tư tưởng, nghệ thuật; giao lưu tư tưởng, tình cảm với tác giả, với những người đã đọc trước; bày tỏ thái độ đồng cảm hay không đồng cảm với văn bản văn học.
Những yêu cầu chính của việc đọc - hiểu văn bản văn học đó là: hiểu văn bản ngôn từ, hiểu ý nghĩa của hình tượng, hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả; từ đó hình thành sự đánh giá đối với văn bản và đạt đến mức độ thưởng thức các giá trị của văn bản.
Để hình thành được kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn học, người đọc chẳng những phải thường xuyên đọc nhiều tác phẩm văn học mà còn phải biết tra cứu, học hỏi, biết tưởng tượng, suy ngẫm, tạo thành thói quen phân tích và thưởng thức văn học.
Điều kiện đọc văn bản văn học: phải có tri thức về bối cảnh lịch sử, truyền thống văn hóa, hoàn cảnh sáng tác, thể loại văn học của văn bản; phải có kĩ năng đọc, phân tích, khái quát và diễn đạt những suy nghĩ của mình, đồng thời phải biết rung cảm, tưởng tượng, đồng cảm với vẻ đẹp của văn bản văn học; phải có ý thức đọc nhiều, tập tra cứu tài liệu, hỏi han, suy nghĩ và trao đổi ý kiến với người khác để rèn luyện kĩ năng đọc.
Các bước đọc văn bản văn học bao gồm: đọc thông, đọc thuộc; đọc kĩ, đọc sâu; đọc - hiểu và đọc sáng tạo; đọc đánh giá và đọc ứng dụng.
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo
- Tuần 1 sgk ngữ văn 10
- Tuần 2 sgk ngữ văn 10
- Tuần 3 sgk ngữ văn 10
- Tuần 4 sgk ngữ văn 10
- Tuần 5 sgk ngữ văn 10
- Tuần 6 sgk ngữ văn 10
- Tuần 7 sgk ngữ văn 10
- Tuần 8 sgk ngữ văn 10
- Tuần 9 sgk ngữ văn 10
- Tuần 10 sgk ngữ văn 10
- Tuần 11 sgk ngữ văn 10
- Tuần 12 sgk ngữ văn 10
- Tuần 13 sgk ngữ văn 10
- Tuần 14 sgk ngữ văn 10
- Tuần 15 sgk ngữ văn 10
- Tuần 16 sgk ngữ văn 10
- Tuần 17 sgk ngữ văn 10
- Tuần 18 sgk ngữ văn 10
- Tuần 19 sgk ngữ văn 10
- Tuần 20 sgk ngữ văn 10
- Tuần 21 sgk ngữ văn 10
- Tuần 22 sgk ngữ văn 10
- Tuần 23 sgk ngữ văn 10
- Tuần 24 sgk ngữ văn 10
- Tuần 25 sgk ngữ văn 10
- Tuần 26 sgk ngữ văn 10
- Tuần 27 sgk ngữ văn 10
- Tuần 28 sgk ngữ văn 10
- Tuần 29 sgk ngữ văn 10
- Tuần 30 sgk ngữ văn 10
- Tuần 31 sgk ngữ văn 10
- Tuần 32 sgk ngữ văn 10
- Tuần 33 sgk ngữ văn 10
- Tuần 34 sgk ngữ văn 10
- Tuần 35 sgk ngữ văn 10