[Vĩnh Tường] hi học kì 1 môn Hóa lớp 9: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch H2SO4

DayHocTot.com xin gửi tới các em học sinh “[Vĩnh Tường] hi học kì 1 môn Hóa lớp 9: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch H2SO4”. Hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.

Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 9 Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2016 – 2017.

Đề thi được ra theo hình thức 20% trắc nghiệm với 4 câu hỏi, 80% tự luận với 3 câu hỏi, thời gian làm bài là 45 phút.

I. Trắc nghiệm . Chọn đáp án đúng nhất trong các phương án trả lời sau.Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố:
Fe = 56; Cu = 64; S = 32; H = 1; O = 16; Zn = 65; Ag = 108; N = 14; Ba = 137; Cl = 35,5

1. Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

A. 2Fe + 3Cl2 -> 2FeCl
B.2CO2 + Ca(OH)2 -> Ca(HCO3)2

C.2NaCl + H2SO4 -> Na2SO4 + 2HCl
D.Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu

2. Ngâm một lá Zn dư vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M. Khi phản ứng kết thúc khối lượng Ag thu được là:

A. 6,5 gam.
B.10,8 gam.
C.13 gam.
D.21,6 gam.

3. Có các chất đựng riêng biệt trong mỗi ống nghiệm sau đây: Al, Fe, CuO, CO2, FeSO4, H2SO4. Lần lượt cho dung dịch NaOH vào mỗi ống nghiệm trên. Dung dịch NaOH phản ứng với:

A. Al, CO2, FeSO4, H2SO4
B.Fe, CO2, FeSO4, H2SO4

C.Al, Fe, CuO, FeSO4
D.Al, Fe, CO2, H2SO4

4. Kim loại X có những tính chất hóa học sau:

– Phản ứng với oxit khi nung nóng.
– Phản ứng với dung dịch AgNO3.
– Phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2 và muối của kim loại hóa trị II. Kim loại X là:

A. Cu.
B.Fe.
C.Al.
D.Na.

II. Tự luận 

5. Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi biến hóa sau, ghi rõ điều kiện (nếu có).

6. Bằng phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau:

NaOH, H2SO4, Na2SO4, HCl. Viết phương trình hóa học (nếu có).

7. Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 4,48 lít khí (đktc) và thấy còn 8,8 gam chất rắn không tan. Lấy phần chất rắn không tan ra thu được 250 ml dung dịch Y.

a) Xác định phần trăm về khối lượng các chất trong X.

b) Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với BaCl2 thu được 69,9 gam kết tủa. Tính nồng độ mol các chất trong Y.

c) Nếu cho 12 gam X vào 300 ml dung dịch AgNO3 0,8M. Sau một thời gian thu được 28 gam chất rắn Z. Tính khối lượng của Ag có trong Z?


ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC LỚP 9

I. Trắc nghiệm . Mỗi câu trả lời đúng được

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

D

A

B

II. Tự luận

5. 2Al + 3FeCl2 -> 2AlCl3 + 3Fe

2Fe + 3Cl2 -> 2FeCl3

FeCl3 + 3KOH -> Fe(OH)3 + 3KCl

2Fe(OH)3 -to–>  Fe2O3 + 3H2O

6. Tự làm

7. Theo giả thiết ta có: 

– Phương trình hóa học: Fe + H2SO4 -> FeSO4 + H2  (1)

Theo PTHH (1) ta có: 

 -> mFe = 0,2.56 -> mFe = 11,2 (gam)

Suy ra, giá trị m là: m = 11,2 + 8,8 => m = 20 (gam)

a. Vậy thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong X là:

 % mFe = (11,2/20).100% = 56%

Và %mCu = 100% – 56% => %mCu = 44%

b. Phương trình hóa học:

BaCl2 + FeSO4 -> BaSO4 + FeCl2  (2)

BaCl2 + H2SO4 -> BaSO4 + 2HCl  (3)

Theo giả thiết, ta có:

 

Khi đó theo PTHH (1), (2), (3) ta có:

Vậy nồng độ mol các chất trong Y là:

c. Theo giả thiết và kết quả ở phần (a) ta có:

Trong 20 gam X có 0,2 mol Fe và 0,1375 mol Cu

Vậy trong 12 gam X có 0,12 mol Fe và 0,0825 mol Cu

Và 

– Phương trình hóa học có thể:

Fe + 2AgNO3 -> Fe(NO3)2 + 2Ag (4)

Hoặc Cu + 2AgNO3 -> Cu(NO3)2 + 2Ag (5)

Hoặc Fe(NO3)2 + AgNO3 -> Fe(NO3)3 + Ag (6)

– Dựa vào PTHH và giữ kiện đề bài, học sinh tìm được số mol của Ag trong Z là 0,2 mol. Từ đó xác định được khối lượng của Ag trong Z là 21,6 gam.

Chú ý: Học sinh có thể không cần viết đủ cả 3 PTHH (4), (5), (6) nhưng có cách trình bày đúng để tìm được khối lượng của Ag trong Z là 21,6 gam thì vẫn đạt

Các đề thi và bài kiểm tra lớp 9 khác

Bài học nổi bật nhất

Top 10 trường học nổi bật

Đề thi lớp 9 mới cập nhật