Đáp án đề thi học kì 1 lớp 8 môn Văn – Bình Giang 2017 (hình thức tự luận)
DayHocTot.com xin gửi tới các em học sinh Đáp án đề thi học kì 1 lớp 8 môn Văn – Bình Giang 2017 (hình thức tự luận). Hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- [Cực hot] Đề thi cuối kì 1 lớp 8 môn Toán – Vĩnh Tường thi ngày 19-12-2017
- Tuyển chọn 3 đề thi cuối kì 1 lớp 8 môn Toán hay và mới nhất 2017:
- Đề Thi học kì 1 lớp 8 môn Toán năm 2017 – Chứng minh tứ giác MNCP là hình bình hành
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
Dethikiemtra gửi tới quý thầy cô cùng các em học sinh: Đề kiểm tra học kì 1 lớp 8 môn Ngữ văn trường THCS Bình Giang năm học 2017 – 2018 được đăng tải mới nhất.
TRƯỜNG THCS BÌNH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8
Câu 1: (1,5 điểm)
Giới thiệu vài nét về tác giả Ngô Tất Tố ? Nêu vị trí của văn bản “Tức nước vỡ bờ” trong tác phẩm “Tắt đèn” ?
Câu 2: (1 điểm)
Qua văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”, em phải làm gì để hạn chế tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông ?
Câu 3: (1,5 điểm)
Tình thái từ là gì ? Đặt câu có sử dụng tình thái từ ?
Câu 4: (1 điểm)
Với mỗi cặp quan hệ từ dưới đây, hãy đặt một câu ghép.
a) Vì … nên …
b) Nếu … thì …
c) Tuy … nhưng …
d) Không những … mà …
Câu 5: (5 điểm)
Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.
—— HẾT ——-
LỜI GIẢI VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 | – Ngô Tất Tố(1893 – 1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội)
– Là nhà văn xuất sắc trong trào lưu VH hiện thực phê phán trước CM. – “Tức nước vỡ bờ” trích trong chương 18 của tác phẩm “Tắt đèn |
0,5
0,5
0,5 |
2 | Nêu được việc làm để hạn chế tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông
– Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết. – Nói những hiểu biết của mình về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cho mọi người xung quanh . |
0,5 0,5 |
3 | – Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói
– Ví dụ: Bạn học bài chưa |
1
0,5 |
4 | Học sinh có thể đặt như sau
a) Vì trời mưa nên đường trơn. b) Nếu trời mưa to thì ruộng đủ nước cấy. c) Tuy nhà xa trường nhưng Lan vẫn đi học đúng giờ. d) Không những Hà là học sinh giỏi mà bạn ấy còn rất khéo tay. |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
5 | a) Mở bài:
Giới thiêu hoàn cảnh, không gian, thời gian xảy ra câu chuyện b) Phần thân bài: Đan xen, kết hợp kể, tả, biểu cảm * Yếu tố kể: – Kể lại suy nghĩ khi làm những sự việc mà sau này mình thấy đó là lỗi lầm. – Kể lại quá trình sự việc mắc lỗi. + Thời gian, địa điểm + Hoàn cảnh diễn ra sự việc + Diễn biến khiến mình phạm lỗi – Kể lại những khó khăn, dằn vặt khi mắc khuyết điểm mà mình đã trải qua. * Yếu tố tả: – Tả cụ thể hoạt động mắc lỗi của mình. – Tả nét mặt, cử chỉ không hài lòng của thầy cô khi mình mắc khuyết điểm. * Yếu tố biểu cảm: – Lo lắng khi nhận ra lỗi lầm của mình. – Ân hận và tự nhủ sẽ không bao giờ làm như vậy nữa c) Kết bài : Nhận lỗi với thầy cô giáo và tự hứa với thầy cô không bao giờ tái phạm ( Có thể đó chỉ là sự việc diễn ra trong tâm trí.) |
0,75
0,5
0,25 0,25 0,5 0,5
0,5 0,5
0,25 0,25
0,75 |
Tham khảo
Cách đây hai tuần, em đã phạm một lỗi lầm mà em không bao giờ quên được. Đó là lần em đã quay cóp tài liệu khi đang làm bài kiểm tra. Việc làm đó đã khiến cho cô chủ nhiệm của em phải buồn lòng rất nhiều.
Buổi tối trước hôm đó, em đã xem thời khóa biểu và biết rằng ngày mai không có gì phải làm cả, chỉ riêng môn Văn là phải học thuộc lại các ghi nhớ, xem lại tất cả các bài tập làm văn cô cho. Nhưng vì hôm đó có bộ phim rất hay nên em mải mê xem phim mà quên không học bài gì cả. Sáng hôm sau, khi vào tiết Văn em đã rất ngạc nhiên khi nghe cô nói rằng: “Ôn lại bài năm phút rồi lấy giấy ra làm kiểm tra nhé các em”. Lúc đó, trên trán em toát cả mồ hôi, ướt cả tóc. Em không biết phải làm sao nếu như điểm kém thì sẽ bị bố mẹ la rầy còn các bạn sẽ cười chê mình. Thẫn thờ một lúc lâu thì cô giáo bắt đầu đọc đề. Cô vừa đọc xong thì các bạn chăm chú làm bài, chỉ riêng em thì loay hoay hỏi bài nhưng chẳng ai chỉ em cả. Nhìn lên đồng hồ em thấy không còn kịp thời gian để ngồi hỏi bài nữa. Em đánh liều một phen thử xem sao. Em lấy cuốn tài liệu ra và chép lia lịa cho đến hết giờ, cô kêu cả lớp nộp bài. Nộp bài xong, các bạn ríu rít hỏi xem nhau có làm được không, còn em chỉ ngồi cười mỉm một mình vì em biết chắc rằng mình sẽ được điểm cao thôi.
Qua ngày hôm sau, khi cô trả bài kiểm tra, em đạt được điểm số rất cao. Khi cô kêu đọc điểm cho cô ghi vào sổ thì em đã rất tự tin đứng lên nói lớn rằng: “Thưa cô, mười ạ!”. Cả lớp ồ lên tuyên dương em, cô thì mỉm cười nói rằng: “Em làm bài tốt lắm!”. Lúc đó, em cảm thấy rất vui. Vừa tan học, em chạy một mạch về nhà khoe với bố mẹ và mọi người trong nhà. Ai cùng khen em giỏi, em cũng cảm thấy rất hãnh diện vì điều đó nhưng không biết vì sao, tối hôm đó em không thể nào ngủ được. Cứ mãi trằn trọc suốt đêm, cứ cảm thấy mình không trung thực với cô, với những người xung quanh đã luôn tin tưởng ở mình. Điểm này không phải là con điểm thật sự do chính thực lực của mình làm, mà nó chỉ do em quay cóp mà có. Em cứ suy nghĩ mãi, không biết làm sao vì bây giờ nếu nói ra sự thật thì mọi người sẽ nghĩ mình như thế nào? Em đắn đo một lúc em quyết định sẽ nói rõ ràng cho cô biết. Sáng hôm thứ hai, em đã lấy hết can đảm để gặp cô và nói rằng: “Thưa cô, em xin lỗi cô rất nhiều vì em đã không trung thực trong lúc làm bài. Em đã quay cóp tài liệu mới có điểm mười đó”. Nghe xong, cô giáo không nói gì chỉ im lặng sửa điểm trong sổ. Nhưng em biết rằng, thẳm sâu trong đôi mắt cô là sự buồn lòng và thất vọng khi có một học sinh như em. Cuối giờ học, cô gọi em lên và nói : “Cô mong rằng sẽ không có lần thứ hai em quay cóp tài liệu trong giờ kiểm tra nữa. Đó là việc làm không đúng. Em cần khắc phục. Tuy vậy, cô cũng có lời khen ngợi vì em đã biết trung thực nhận lỗi, đó là điều đáng khen. Em phải hứa với cô sẽ cố gắng học hành chăm chỉ hơn và đừng làm như vậy nữa em nhé!”. Nghe cô nói xong, tự dưng hai khóe mắt em cay cav, nghẹn ngào, lí nhí xin lỗi cô mà trong lòng chan chứa bao cảm xúc khó tả. Trong lòng em giờ đây đã nhẹ nhõm hơn vì mình đã can đảm nói ra sự thật.
Qua sự việc này, em muốn nói với mọi người rằng: trong cuộc sống đầy bộn bề như bây giờ, chúng ta cần phải biết sống một cách trung thực, đừng làm người khác phải buồn lòng vì mình. Là một học sinh, ngay từ bây giờ, em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ, không ham chơi nữa. Em sẽ không phải khiến cho các thầy, các cô và mọi người xung quanh mình buồn lòng thêm lần nào nữa.