Hướng dẫn ôn tập kiểm tra, thi học kì 1 môn Lý lớp 7

Gửi các em học sinh “Hướng dẫn ôn tập kiểm tra, thi học kì 1 môn Lý lớp 7”. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.

Chia sẻ tới các em bài hướng dẫn ôn tập kiểm tra, thi học kì 1 môn Lý lớp 7 gồm phần Lý Thuyết và bài tập.

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA HK 1

NĂM HỌC 2015-2016

MÔN LÝ 7

I. Lý thuyết 

Chương I

  1. Biết được khi nào ta nhận biết được ánh sáng- khi nào ta nhìn thấy một vật .-nguồn sáng – vật sáng .
  2. Hiểu định luật truyền thẳng ánh sáng.
  3. Phân biệt được tia sáng – chùm sáng .
  4. Nắm được bóng tối, bóng nửa tối . Giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
  5. Định luật phản xạ ánh sáng.
  6. Đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi. lõm..

Chương II

  1. Nguồn âm và đặc điểm nguồn âm.
  2. So sánh tần số dao động của âm cao và âm thấp.
  3. Đơn vị độ to của âm. So sánh được biên độ giao động khi âm phát ra to, nhỏ.
  4. Môi trường trường truyền âm.
  5. Tiếng vang , khi nào tai ta nghe thấy tiếng vang . Những vật phản xạ âm
  6. Hiểu được ô nhiễm tiêng ồn, các biện pháp cơ bản để chống ô nhiễm tiếng ồn .

II. Bài tập:

1. Vẽ tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng, và ngược lại. Tính toán các số đo góc đơn giản.

2. Dựng ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.

3. Vẽ ảnh của một vật bằng hai cách


 

Tham khảo thêm 1 số câu hỏi, bài tập ôn tập học kì 1 môn Lý

A. Lý thuyết:

Câu 1: Định luật truyền thẳng của ánh sáng.

Câu 2: Định luật phản xạ ánh sáng.

Câu 3: Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm.

Câu 4: Tần số dao động là gì? Đơn vị của tần số dao động.

Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi nào? Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi nào?

Câu 5; Biên độ dao động là gì? Đơn vị độ to của âm.

Âm phát ra càng to (càng nhỏ) khi nào?

Câu 6; Ô nhiễm tiếng ồn là gì? Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. Mỗi biện pháp cho 1 ví dụ.

B. Bài tập:

Bài 1: Giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi: dùng gương cầu lồi làm kính chiếu hậu trên xe ô tô, xe máy; đặt gương cầu lồi ở những chỗ có đường cong gấp khúc trên đường đèo.

Bài 2: Biết cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.bai2

Cho một vật AB đặt trước một gương phẳng ( hình vẽ). Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, hãy:

a) Vẽ ảnh A’B’ của AB qua gương phẳng.

b) Phải đặt vật AB trước gương như thế nào để được ảnh cùng phương nhưng ngươc chiều với vật. ( Vẽ ảnh )

c) Phải đặt vật AB trước gương như thế nào để được ảnh cùng phương cùng chiều với vật. ( Vẽ ảnh )

Bài 3: Biết cách tính toán các số đo góc đơn giản của ảnh tạo bởi gương phẳng theo định luật phản xạ ánh sáng.

Câu 1:Tia tới SI tạo với mặt gương phẳng góc 300.Vẽ tia phản xạ, tính góc tới, góc phản xạ?

Câu 2 : Chiếu 1 tia sáng SI lên một gương phẳng tạo với mặt gương góc 140o.

a) Tính góc tới, góc phản xạ?

b) Tính góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ?

Câu 3: Chiếu 1 tia tới SI lên một gương phẳng tạo với tia phản xạ góc 60o. Tính: Góc tới, góc phản xạ?

Bài 4: Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.

Bài 5: So sánh:

– Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương phẳng có cùng kích thước.

– Ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước.

 

Các đề thi và bài kiểm tra lớp 7 khác

Bài học nổi bật nhất

Top 10 trường học nổi bật

Đề thi lớp 7 mới cập nhật