Soạn bài: Tào tháo uống rượu luận anh hùng trang 80 SGK Ngữ văn 10
Qua cách đối xử của Tào Tháo với Lưu Bị và cách đánh giá những nhân vật anh hùng mà Lưu Bị đề xuất, anh (chị) hiểu gì về tính cách của nhân vật này?
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Lưu Bị khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khốn ngoan.
Tào Tháo gian hùng, nhưng chủ quan nén thất bại trong cuộc đấu trí.
Cách miêu tả nhân vật qua cừ chỉ, lời nói, hành động và lối kể chuyện giàu kịch tính
1. Phân tích tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải nương nhờ Tào Tháo.
Phân tích qua hai sự việc: Làm vườn và luận về anh hùng, chỉ ra được những nét cơ bản về tâm trạng và tính cách của Lưu Bị:
- Sợ Tào Tháo nghi ngờ sẽ tìm cách cản trở hoặc hãm hại.
- Cố giấu tư tưởng, tình cảm thật của mình.
- Có câu nói và hành động thật khớp, thật phù hợp với hoàn cảnh không để Tào Tháo nghi ngờ.
Tóm lại, Lưu Bị là người trầm tĩnh, khôn ngoan, khéo che đậy tâm trạng, tình cảm thật của mình trước kẻ thù, kiên trì, nhẫn nại thực hiện chí lớn phò vua giúp nước. Đó là tính cách của một anh hùng lí tưởng của nhân dân Trung Hoa cổ đại, một vị vua tương lai.
2. Qua cách đối xử của Tào Tháo với Lưu Bị và cách đánh giá những nhân vật anh hùng mà Lưu Bị đề xuất, anh (chị) hiểu gì về tính cách của nhân vật này?
- Đó là một người gian hùng.
- Một nhà chính trị, nhà quân sự tài ba lỗi lạc, thông minh cơ trí, dũng cảm hơn người.
- Nhà thơ, nhà văn hoá xuất sắc.
- Tên trùm quân phiệt đa nghi, nham hiểm, tàn bạo với triết lí sống vô cùng ích kỉ, cá nhân: ‘Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta”.
3. Phân tích những điểm khác nhau về tính cách giữa Lưu Bị và Tào Tháo
Học sinh tham khảo bảng so sánh để làm cơ sở định hướng cho câu trả lời của mình:
Tào Tháo (gian hùng) |
Lưu Bị (anh hùng) |
- Đang có quyền thế, có đất, có quân, đang thắng, lợi dụng vua Hán để khống chế chư hầu. |
- Đang thua, mất đất, mất quân, phải sống nhờ kẻ thù nơi hang hùm, nọc rắn vô cùng nguy hiểm. |
- Tự tin, đầy bản lĩnh, thông minh sắc sảo, hiểu mình, hiểu người |
- Lo lắng, sợ hãi, cố che giấu ý nghĩ, tình cảm thật của mình trước Tào Tháo. |
- Chủ quan, đắc chí, coi thường người khác. |
- Khôn ngoan, linh hoạt che giấu 1 được hành động sơ suất của mình. |
- Bị Lưu Bị lừa, qua mặt một cách khôn ngoan, nhẹ nhàng. |
- Là người anh hùng lí tưởng của nhân dân Trung Hoa cổ đại. |
4. Vì sao cách kể chuyện trong đoạn văn lại hấp dẫn người đọc?
Nhờ nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn:
- Tạo hoàn cảnh, tình huống rất khéo, rất tự nhiên: mơ chín, uống rượu, bàn luận về các anh hùng trong thiên hạ.
- Nghệ thuật dẫn dắt câu chuyện giữa hai người.
- Chi tiết giàu kịch tính đưa cuộc đối thoại lên đỉnh điểm.
- Câu kết thật giản dị, ngắn gọn có ý nghĩa.
dayhoctot.com
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo
- Tuần 1 sgk ngữ văn 10
- Tuần 2 sgk ngữ văn 10
- Tuần 3 sgk ngữ văn 10
- Tuần 4 sgk ngữ văn 10
- Tuần 5 sgk ngữ văn 10
- Tuần 6 sgk ngữ văn 10
- Tuần 7 sgk ngữ văn 10
- Tuần 8 sgk ngữ văn 10
- Tuần 9 sgk ngữ văn 10
- Tuần 10 sgk ngữ văn 10
- Tuần 11 sgk ngữ văn 10
- Tuần 12 sgk ngữ văn 10
- Tuần 13 sgk ngữ văn 10
- Tuần 14 sgk ngữ văn 10
- Tuần 15 sgk ngữ văn 10
- Tuần 16 sgk ngữ văn 10
- Tuần 17 sgk ngữ văn 10
- Tuần 18 sgk ngữ văn 10
- Tuần 19 sgk ngữ văn 10
- Tuần 20 sgk ngữ văn 10
- Tuần 21 sgk ngữ văn 10
- Tuần 22 sgk ngữ văn 10
- Tuần 23 sgk ngữ văn 10
- Tuần 24 sgk ngữ văn 10
- Tuần 25 sgk ngữ văn 10
- Tuần 26 sgk ngữ văn 10
- Tuần 27 sgk ngữ văn 10
- Tuần 28 sgk ngữ văn 10
- Tuần 29 sgk ngữ văn 10
- Tuần 30 sgk ngữ văn 10
- Tuần 31 sgk ngữ văn 10
- Tuần 32 sgk ngữ văn 10
- Tuần 33 sgk ngữ văn 10
- Tuần 34 sgk ngữ văn 10
- Tuần 35 sgk ngữ văn 10