Soạn bài Nỗi thương mình - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Nỗi thương mình - Nguyễn Du. Câu 1: Bố cục gồm 3 đoạn
- Bài học cùng chủ đề:
- Đọc hiểu đoạn trích Nỗi thương mình
- Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình - bài 1
- Phân tích ‘Nỗi thương mình’ trích Truyện Kiều
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Câu 1: Bố cục gồm 3 đoạn
- Đoạn 1 (từ đầu đến "Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh"): giới thiệu khái quát cuộc sống ở lầu xanh và tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều.
- Đoạn 2 (tiếp đến "Những mình nào biết có xuân là gì": thể hiện tâm trạng cô đơn, chán ngán của Thúy Kiều khi phải sống trong cảnh cay đắng nhơ nhuốc ở lầu xanh.
- Đoạn 3 (còn lại): Nguyễn Du chủ yếu dùng cảnh vật để diễn tả tâm trạng cô đơn, đau khổ của Thúy Kiều.
Câu 2:
- Bút pháp ước lệ thể hiện trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười hoặc trong việc sử dụng các điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần. Bút pháp ước lệ tạo ra một cách nói đậm chất văn chương.
- Hình ảnh ước lệ chân dung nhân vật Thúy Kiều hiện lên với những phẩm chất cao đẹp.
Câu 3: Các dạng thức đối xứng:
- Có đối xứng trong 4 chữ: bướm lả/ ong lơi ; lá gió/ cành chim; dày gió/ dạn sương; bướm chán/ ong chường; mưa Sở/ mây Tần; gió tựa/ hoa kề. Hình thức này góp phần làm nổi bật thân phận bẽ bàng của người kĩ nữ, và cảm giác đau đớn, xót xa của nhân vật.
- Có tiểu đối trong khuôn khổ 1 câu thơ: Khi tỉnh rượu/ lúc tàn canh; Nửa rèm tuyết ngậm/ bốn bề trăng thâu. Đối xứng kiểu này có tác dụng nhấn mạnh sự liên tục, kéo dài của sự vật hay cái mênh mông của không gian.
- Có đối xứng giữa 2 câu lục bát: tạo nên cái nhìn đa chiều về nỗi niềm thương thân xót phận của nhân vật.
⟶ Các hình thức đối xứng này dù có những chức năng khác nhau tùy theo mỗi cặp đối, nhưng đều có tác dụng nhấn mạnh ý nhằm tạo nên cái nhìn đa chiều về nỗi niềm thương thân xót phận của nhân vật.
Câu 4:
- “Nỗi thương mình” của Thúy Kiều đã góp vào văn học một ý nghĩa sâu sắc và mới mẻ xét về sự tự ý thức của con người cá nhân trong lịch sử văn học trung đại.
- Khi nhân vật “Giật mình mình lại thương mình xót xa” là sự thức tỉnh về quyền sống của cá nhân mình. Con người tuy chưa bứt hẳn ra khỏi sự hi sinh, nhẫn nhục, cam chịu nhưng đã chủ động ý thức về phẩm giá, về nhân cách bản thân mình.
Câu 5:
- Trước hết đoạn trích khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của Kiều qua miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức của Kiều trước bi kịch của cuộc đời.
- Lời Kim Trọng nói với Kiều trong ngày tái ngộ đã xác nhận chữ "trinh" và giá trị nhân phẩm của nàng. Nguyễn Du đã không né tránh thực tế nghiệt ngã, nhưng cũng chính trong thực tế ấy, nhà thơ hết lời ca ngợi, đề cao vẻ đẹp nhân cách, phẩm giá của Kiều mà đoạn trích "Nỗi thương mình" là một đoạn tiêu biểu.
Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo
- Tuần 1 sgk ngữ văn 10
- Tuần 2 sgk ngữ văn 10
- Tuần 3 sgk ngữ văn 10
- Tuần 4 sgk ngữ văn 10
- Tuần 5 sgk ngữ văn 10
- Tuần 6 sgk ngữ văn 10
- Tuần 7 sgk ngữ văn 10
- Tuần 8 sgk ngữ văn 10
- Tuần 9 sgk ngữ văn 10
- Tuần 10 sgk ngữ văn 10
- Tuần 11 sgk ngữ văn 10
- Tuần 12 sgk ngữ văn 10
- Tuần 13 sgk ngữ văn 10
- Tuần 14 sgk ngữ văn 10
- Tuần 15 sgk ngữ văn 10
- Tuần 16 sgk ngữ văn 10
- Tuần 17 sgk ngữ văn 10
- Tuần 18 sgk ngữ văn 10
- Tuần 19 sgk ngữ văn 10
- Tuần 20 sgk ngữ văn 10
- Tuần 21 sgk ngữ văn 10
- Tuần 22 sgk ngữ văn 10
- Tuần 23 sgk ngữ văn 10
- Tuần 24 sgk ngữ văn 10
- Tuần 25 sgk ngữ văn 10
- Tuần 26 sgk ngữ văn 10
- Tuần 27 sgk ngữ văn 10
- Tuần 28 sgk ngữ văn 10
- Tuần 29 sgk ngữ văn 10
- Tuần 30 sgk ngữ văn 10
- Tuần 31 sgk ngữ văn 10
- Tuần 32 sgk ngữ văn 10
- Tuần 33 sgk ngữ văn 10
- Tuần 34 sgk ngữ văn 10
- Tuần 35 sgk ngữ văn 10