Phân tích bài Thu hứng

Bài thơ này vừa là bức tranh phong cảnh mùa thu ảm đạm, hắt hiu, vừa là bức tranh tâm trạng trĩu nặng u sầu của Đỗ Phủ trong cảnh loạn ly. Ông lo cho vận nước đang cơn bĩi cực và ngậm ngùi xót xa cho thân phận bất hạnh của mình nơi đất khách quê người

       Dịch nghĩa:

         Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,

Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.

          Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,

      Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

   Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,

Cô chu nhất hệ cố viên tâm.

Hàn y xứ xứ thôi đao xích,

     Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.

      Đứng ở thành Quỳ Châu, nhìn ra phong cảnh bốn bề. Lúc ấy sương móc sa xuống, lá phong trong rừng đã thấy úa vàng, trên dãy núi Vu Sơn, bóng tối mịt, mù, đủ thấy khí hậu rét lắm. Ớ nẻo xa xa trong lòng sông, làn sóng cồn liền với chân trời. Trên ngọn núi, vài bóng mây lờ mờ tiếp với mặt đất. Thình lình nghĩ đến cảnh mình, tác giả sực nhớ mình đã lênh đênh đất khách đến hai năm trời, khóm cúc ở các nhà chắc đã hai lần nở hoa, sau này về trông thây chắc phải xót cảnh lưu lạc mà rỏ nước mắt.

      Bây giờ tạm trú ở đây, không phải là lâu dài chắc chắn, cho nên cứ luôn nhớ đến quê hương, lòng mong mỏi cố hương của mình chẳng khác gì một chiếc thuyền lênh đênh giữa dòng sông có lúc buộc lại. Nhưng cái ngày ấy biết là ngày nào? Hiện nay mùa thu sắp hết, mùa rét sắp đến, trên thành Bạch Đế mỗi lúc trời chiều, tiếng chày đập vải đã thấy rộn rịp, mau kíp như giục những ai quên việc kéo thước phải sắm áo lạnh. Đáng buồn vô cùng (Ngô Tất Tố  dịch).

      Dịch thơ:

Lác đác rừng phong hạt móc sa,

Ngàn non hiu hắt, khí thu lòa

 Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,

Mặt đất mây đùn cửa ải xa.

Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.

Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,

Thành Bạch, chày vang bóng ác tà.

Nguyễn Công Trứ dịch

     “Hứng” là nói “nổi lên” (hứng). Gái đẹp đương xuân thì ý nồng nàn, chí sì trước thu thì tình sâu xa; phàm núi sông rừng núi, gió khói, mây sương, sắc cò, hương hoa, cái mắt thấy, điều tai nghe, có gì là không cùng với tấc lòng cùng chứa chất nhau, là không chợt tự nhiên tiếp xúc mà phát sinh ra. Tiên sinh với tấm lòng trung tín gặp buổi nhiêu linh, lại đem cái thân lưu ngụ trải qua mùa thu héo rạng này, thì hứng ấy thực là hứng mất hết, lòng nguội tro, ý tiêu tan, chẳng có mảy may hứng nào, vì thế có tám bài này. Số bài mô phỏng của người sau nhiều đến thế như “mồ hôi trâu đầy cột” (hãn ngưu sung đồng); thấy tiên sinh khéo đặt đề thơ, họ cũng từng làm thử theo. Đầu đề là “thu hứng” mà thơ thì lại không có hứng. Người làm thơ trong lòng không có hứng mà lại muốn làm thu hứng, vì thế chẳng những thơ đúng thực là tha diệu mà đề cũng đúng thực là để diệu; chẳng những đề đúng thực là đề diệu mà tiên sinh cũng đúng thực là người diệu. Từ xưa đến nay, thơ gồm bao nhiêu bài thì nhiều thêm một bài không được, mà ít đi một bài cũng không được. Như thế này gồm tám bài thì bảy bài không được, mà chín bài cũng không được. Tôi nói như vậy nhiều lần rồi mà có người chưa mấy tin: xin hãy xem thơ này bài thứ nhất thuần tả “thu”, bài thứ tám thuần tả “hứng” thì sẽ biết tám bài là một vậy.

     (1 - 4) “Lộ” (móc) mà nói là “ngọc lộ” (móc ngọc), “thụ lâm” (rừng cây) mà nói là “phong thụ lâm” (rừng cây phong); chỉ một cõi “điêu thương* (héo hon) mà “trắng” thì tả rất mực “trắng”, “đỏ” thì tả rất mực “đỏ”, “thu” sở dĩ “hứng” chính là vì thế. Tiếp theo hạ chữ “Vu Sơn”, “Vu Giáp”, liền thấy cái khí “tiêu sùm” (mịt mờ), thảy đều lạnh lùng, vắng lặng, mà hai câu “ba lãng”, “phong ván” thì thừa tiếp ngay “Vu Sơn, Vu Giáp”. Còn như nói “móc ngọc” tả tơi, “rừng phong” soi lá, thì tả cảnh ấy tuy khiến cho người chí sĩ thêm nỗi bi ai, cũng là nơi mà kẻ u nhân gửi niềm hoài bão. Sao lại ở hoài chốn Vu Sơn, Vu Giáp mà ngước mắt nhìn sông, chỉ thấy sóng vọt ngất trời, mà đăm đăm trông lên ải, chỉ thấy gió mây mịt mờ liền đất?

      Thực đáng đau đớn bi thương! Khiến cho người ta lòng hết khí tuyệt. Một giải xâu suốt cả tám bài, nối thẳng câu cuối “giai nhân thập thúy” (người đẹp nhặt lóng chim thúy), rồi than “bạch đầu ngâm vọng khổ đê thùy” (đầu trắng ngâm trong khổ cúi buồn).

      (5 - 8) Kẻ không biết thì bảo “lưỡng khai” (nở hai lần) ấy là “tùng cúc” (khóm cúc), đâu biết rằng “lưỡng khai” ấy đều là “tha nhật lệ” (nước mắt ngày sau)! Kẻ không biết thì bảo “cô chu” (con thuyền lẻ loi) hà tất phải “nhất hệ” ấy chỉ là “cố viên tâm” (lòng nhớ vườn xưa)! Trên chữ “lệ” đặt chữ “tha nhật”: tuyệt diệu! Chỉ có chính mình ở vào hoàn cảnh đó thì mới biết được. Câu 7 nói “xứ xứ” (nơi nơi) chính là tiên sinh “buộc lòng” (hệ tâm) vào một nơi (nhất xứ); Bạch Đế thành ở phía đông Quý Phủ: đây là nói gần để chỉ xa vậy. Trong bụng nghĩ đến “dao thước” (dao xích) trong nhà, mà trong tai chỉ nghe thấy tiếng châm thành Bạch Đế; khách xa nhà vì thế mà rất mực thê lương. Dưới “châm” mà hạ chữ “thành cao” liền thấy được là tai xa nghe, mắt xa trông nỗi khổ của khách xa nhà vì đó mà rất mực thê lương. Các câu 3, 4 thừa các câu 1, 2; các câu 5, 6 chuyển đến các câu 7, 8: cứ xem như thế thì biết lời tôi “phân giải” không lầm đâu.

(Kim Thánh Thán phê bình).

dayhoctot.com

 

 

Các bài học liên quan
Soạn bài Thơ Hai-kư của Ba-sô
Soạn bài Lầu Hoàng Hạc
Đọc hiểu bài thơ Hoàng Hạc lâu
Soạn bài: Lầu Hoàng Hạc trang 158 SGK Ngữ văn 10
Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 10 mới cập nhật