Nêu cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái: Nhà em thách cưới một nhà khoai lang

Lời thách cưới của cô gái trong câu ca dao trên thể hiện niềm lạc quan của các chàng trai,cô gái yêu nhau đó cũng chính là cái nhìn lạc quan của người dân lao động xưa với cuộc sống.

+ Lời thách cưới của cô gái “Nhà em thách cưới một nhà khoai lang”. Thách cưới cũng “to” - cả “một nhà”, nhưng vật thách cưới lại dân dã, nghèo khó. Vẫn giữ được vị thế nhà gái vừa hợp với hoàn cảnh. Sự tương phản trong lời thách cưới khiến tiếng cười bật ra, nhưng trong tiếng cười ấy, ẩn trong cái sự đùa vui vẻ ấy là nỗi ngậm ngùi của yên với phận nghèo. Điều này gợi cho ta lòng thương cảm và cảm phục vì tinh thần giữ phẩm giá, biết mình, không chạy theo thói thường. Đó cũng là cách ứng xử “an bần lạc đạo” rất được đề cao trong lối sống xưa. Ta cũng trân trọng sự thông minh, hóm hỉnh trong cách nói hài hước của cô.

+ Tiếng cười tự trào của người lao động rất đáng yêu và đáng đề cao. Bởi tập hợp ờ đây một tinh thần lạc quan, sự thông minh, sắc sảo, hóm hỉnh.

dayhoctot.com

 

Các bài học liên quan
Viết bài tập làm văn số 2 Lớp 6
Hãy kể về kho báu trong vườn

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 10 mới cập nhật