Kể lại câu chuyện tưởng tượng về cô Tấm đang ở nhà bà hàng nước, nhớ nhà, nhớ vua, mong được đoàn tụ

Kể lại câu chuyện tưởng tượng về cô Tấm đang ở nhà bà hàng nước, nhớ nhà, nhớ vua, mong được đoàn tụ. Từ ngày về ở với bà cụ hàng nước, Tấm được sống trong khung cảnh ấm cúng của gia đinh. Bà cụ yêu quý Tấm vô cùng, coi cô như con đẻ.

DÀN Ý

Mờ bài:

*  Giới thiệu nhân vật và tình huống:

-  Sau khi hoá thân thành trái thị vàng, cô Tấm về ở với bà cụ hàng nước. Tuy sống trong cảnh đầm ấm, yêu thương nhưng cô vẫn buồn và nhớ nhà, nhớ vua và mong được đoàn tụ.

Thân bài:

* Phát triển câu chuyện:

-  Cô Tấm nhớ lại ngày còn ở nhà, tuy phải làm lụng vất vả nhưng cũng có niềm vui trong lao động.

-  Nhớ lại những kỉ niệm hạnh phúc khi sống bên cạnh nhà vua, cô Tấm ao ước được đoàn tụ.

Kết bài:

*  Kết thúc câu chuyện:

- Mong ước của cô Tấm đã thành sự thật. Trên đường đi tìm vợ, nhà vua ghé vào hàng nước, nhận ra Tám qua miếng trầu têm cánh phượng và đưa Tấm về cung.

BÀI LÀM

   Từ ngày về ở với bà cụ hàng nước, Tấm được sống trong khung cảnh ấm cúng của gia đinh. Bà cụ yêu quý Tấm vô cùng, coi cô như con đẻ. Còn Tấm cũng coi bà cụ như mạ. Cô quán xuyến lo toan hết mọi việc trong nhà. Bà cụ chỉ việc ngồi bán hàng. Sợ lộ tung tích, Tấm không dám ra ngoài. Nhưng cứ quanh quẩn trong nhà mãi, cũng có lúc cô cảm thấy trống trải, buồn bã. Những khi ấy, kỉ niệm lại xôn xao sống dậy...

   Tấm nhớ lại ngày trước, khi còn ở nhà với dì ghẻ và Cám. Cuộc sống thật vất vả, tủi cực. Tuy thế, Tấm vẫn tìm thấy niềm vui lúc chăn trâu ngoài đổng hay xúc tép dưới ruộng, khoan khoái giữa thiên nhiên tươi đẹp, gió thổi lổng lộng, nắng sớm long lanh. Dù đi đâu, ở đâu, Tấm vẫn luôn luôn mong ước được trở lại với đồng quê, dẫu chỉ trong giây lát.

   Tấm bổi hổi nhớ lại khung cảnh đẹp đẽ trong cung cùng với những ngày hạnh phúc êm ấm bên nhà vua. Tất cả đều hiện lên rõ ràng trước mắt cô...

   Ngày hội năm ấy, Tấm bước lên thử hài trước bao con mắt ngưỡng mộ và ghen tị. Khi bàn chân Tấm nằm gọn trong chiếc hài thêu xinh đẹp, mọi người đã ổ lẽn kinh ngạc. Buổi đầu gặp gỡ nhà vua trẻ cũng là kỉ niệm khó quên, là hạnh phúc bất ngờ lớn lao trong đời Tấm. Có lần, Tấm ngồi têm trầu trên chiếc tràng kỉ, nhà vua chợt dừng đọc sách, đến bên cạnh Tấm. cầm trên tay miếng trẩu Tấm vừa têm, nhà vua ngắm nghía rỗi chợt hỏi:

- Sao miếng trẩu nàng tèm lại có hình dạng kì lạ thế này?

- Tâu bệ hạ! Têm trầu có nhiều cách, thiếp têm theo kiểu cánh phượng, vì thế mà miếng trầu trông xinh xắn hơn.

   Nhà vua khen:

-  Nàng có đôi bàn tay thật khéo léo. Ta chưa từng thấy ai têm trầu đẹp như nàng!

   Rồi những ngày yên vui ấy qua mau. Mẹ con Cám bày mưu tính kế, quyết giết chết Tấm cho bằng được. Tấm cũng đã quyết liệt chống trả đến cùng.

   Trong những ngày hoạn nạn, Tấm hiểu thêm về sự chung tinh của nhà vua đối với nàng. Tấm không còn nữa, nhà vua buồn lắm. Tuy Cám thưởng xuyên chăm sóc nhưng nhà vua vẫn thương nhớ Tấm không nguôi. Nhà vua yêu quý con chim vàng anh, suốt ngày thủ thỉ trò chuyện với chim, chẳng đoái hoài gì đến Cám. Rồi chim vàng anh xinh đẹp bị mẹ con Cám độc ác ăn thịt, vứt lông ra ngoài vườn. Từ đống lồng chim mọc lên hai cây xoan đào tươi tốt. Vua sai mắc võng giữa hai gốc xoan dào để nằm đọc sách và tưởng nhớ đến người vợ yêu quý của minh.

   Chim vàng anh, hai gốc xoan đào, chiếc khung cửi, quả thị vàng đều là hoá thân của Tấm, cho nên Tấm đã chứng kiến tất cả. Vì thế mà nàng càng thương nhớ nhà vua. Ngồi têm trầu cho bà cụ hàng nước, Tấm rưng rưng nhớ về kỉ niệm xưa, nước mắt rơi trên miếng trầu cánh phượng. Tấm têm những miếng trầu thật đẹp và gửi vào đó bao niềm thương nhớ.

   Ngày ngày, người qua kẻ lại nghỉ chân bôn hàng nước, uống bát nước chè anh, cầm miếng trầu, ai cũng tấm tắc khen sao mà khéo thế! Biết đâu, cũng có ngày, nhà vua đi qua đây... Tấm vừa làm vừa suy nghĩ miên man và hi vọng.

   Rồi một hôm, có chàng thư sinh qua đường ghé vào quán nghỉ chân. Bà áo rót nước, đem trầu mời khách. Vừa nhìn tháy miếng trầu, người ấy đã nắm ấy tay bà lão hỏi dồn:

-  Bà ơi bà, miếng trầu này ai têm mà khéo vậy?

-  À, của con gái tôi têm đấy!

   Nghe tiếng lao xao ngoài quán, Tấm đứng nép trong buồng, hồi hộp lắng nghe.

- Bà ơi, bà làm ơn cho tôi gặp người têm trẩu! Đúng là vợ tôi rồi! Tôi đã tìm nàng khắp nơi mà không thấy. Chi có nàng mới têm được những miếng trầu cánh phượng đẹp như thế này! Bà ơi, con gái bà đâu? Hãy cho tôi được gặp nàng!

   Nghe lời cầu khẩn tha thiết, bà lão xiêu lòng định lên tiếng gọi. Vừa lúc đó, Tấm vén mảnh bước ra. Chủ, khách nhìn nhau ngỡ ngàng trong giây phút rồi nắm tay nhau sung sướng, nghẹn ngào.

   Thì ra thương nhớ Tấm khôn nguôi, nhà vua đã cải trang thành một thư sinh, đi tìm Tắm khắp nơi. Miếng trầu cánh phượng đã thành chiếc cầu nối cho hai người sum họp:

   Còn bà lão hàng nước vẫn chưa hết ngạc nhiên vì không thể ngờ cô gái ẩn náu trong quả thị hôm nào lại chính là hoàng hậu. Bà chân thành chia sẻ niềm vui và cầu chúc cho hai người mãi mãi hạnh phúc bên nhau.

dayhoctot.com

Các bài học liên quan
Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự trang 73 SGK Ngữ văn 10
Cảm nhận về mùa xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Cảm tưởng của anh (chị) về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 10 mới cập nhật