Đề bài: Thuyết minh về Lễ hội đua voi ở Tây Nguyên
Với đồng bào dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn, voi là vật quí hiếm nhất, là hiện thân của sức mạnh và sự giàu có của mỗi gia đình, mỗi buôn làng.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề bài: Thuyết minh về cải lương - nghệ thuật sân khấu truyền thống Nam bộ Việt Nam
- Đề bài: Thuyết minh về mì đất Quảng
- Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh - Ngắn gọn nhất
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Tháng ba âm lịch luôn được coi là tháng đẹp nhất trong năm ở Tây Nguyên: trời nắng dịu, đất rừng khô ráo, dọc bên các cánh rừng, khe suối, hoa đủ các màu đua nhau khoe sắc. Và đây cũng là thời điểm diễn ra lề hội đua voi đặc sắc và hùng tráng. Ngày hội truyền thống, dân dã, chứa đựng nhiều màu sắc thể thao thượng võ này phản ánh nếp sống mạnh mẽ của người dân núi rừng Tây Nguyên.
Với đồng bào dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn, voi là vật quý hiếm nhất, là hiện thân của sức mạnh và sự giàu có của mỗi gia đình, mỗi buôn làng. Từ một giống vật hoang dã, khi được bắt về và thuần dường, voi trở thành người bạn thân thiết với con người trong đời sống hàng ngày, vận chuyến, đi lại, làm rẫy, kéo gỗ, làm thủy lợi... Voi là loài vật có thân hình to lớn, nhưng cũng là con vật thông minh nhất trong quần thể động vật hoang dã, đồng thời cũng là con vật giàu tình nghĩa. Nhìn chung, trong cả nước, voi tập trung nhiều nhất ở tỉnh Đắc Lắc (hơn 400 con voi nhà), trong đó huyện Ea Súp có đàn voi đông nhất. Bản Đôn thuộc huyện Ea Súp, nơi quy tụ nhiều tộc người M'Nông, Êđê, Lào... không những nổi tiếng với đàn voi nhà hàng trăm con, mà còn là xứ sở của nghề săn bắn và nuôi dạy voi từ lâu đời.
Hội đua voi thường diễn ra vào mùa Xuân, cụ thể hơn vào dịp tháng ba âm lịch, đó là tháng đẹp nhất trong năm ở đây. Người Tây Nguyên thường ví von đó là "mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông uống nước, mùa em đi phát rẫy, làm nương, anh đi vào rừng đặt bẫy, gài chông". Đe chuẩn bị cho ngày hội, người quản tượng đưa voi đến những cụm rừng có nhiều cây cỏ để chúng được ăn uống no nê. Họ còn bồi dưỡng thêm chuối chín, đu đủ chín, mía cây, bắp ngô, khoai lang và hầu như không bắt voi phải làm những việc nặng để giữ sức. Đến ngày hội, những đàn voi từ các buôn làng xa gần nườm nượp kéo về buôn Đôn tập trung ở một số bãi, hoặc cánh rừng thưa ven sông Sêrêpốc. Cùng với những đàn voi, dân chúng khắp nơi đổ về dự hội với những bộ áo quần màu sắc rực rỡ. Bãi đua là một dài đất tương đối bằng phẳng, bề ngang đù để 10 con voi giăng hàng đi cùng một lúc, bề dài từ 1 đến 2 km. Một hồi tù và rúc lên, đàn voi dưới sự điều khiển của những chàng mơ-gát lần lượt tiến vào nơi khoảng đất bằng, dàn thành hàng ngay ngắn. Theo lệnh người điều khiển, từng tốp voi đi vào đứng ở tuyến xuất phát. Con đầu đàn đứng lên phía tnrớc, trong tư thế uy nghi, hai chân trước đứng thẳng, ngẩng cao, quay cái vòi mấy vòng rồi cúi đầu chào khán giả hai bên, xong lại lùi vào vị trí cũ. Trên mỗi con voi có hai chàng mơ-gát dũng mãnh, trong bộ trang phục sặc sỡ kiểu tướng lĩnh ngày xưa đang trong tư thế sẵn sàng chờ lệnh. Một tiếng tù và rúc to báo lệnh xuất phát. Những chú voi bật lên phóng về phía trước trong tiếng hò reo, la hét của khán giả cùng tiếng chiêng, tiếng ầm vang cả núi rừng. Chàng mơgát ngồi phía trước đầu voi cúi rạp mình, ngẩng đầu quan sát và điều khiển voi bằng một thanh sắt nhọn dài độ một mét gọi là kreo (tiếng M'Nông là gậy điều khiển) dùng để đâm mạnh vào da, thúc voi tăng tốc độ, còn anh chàng mơ-gát thứ hai ngồi ở phía sau thì dùng chiếc búa gồ Kốc nện mạnh vào mông con voi để voi chạy nhanh và thẳng đường. Khi bóng chàng mơ-gát ngồi trên lưng chú voi đi đầu vừa xuất hiện từ xa trong vòng quay trở về đích, thì tiếng reo hò của khán giả vang lên như sấm.
Tiếng trống chiêng giục giã liên hồi. Tiếp theo là tiếng hoan hô những người thắng cuộc. Khi chú voi nào về đích thì tiếng reo hò của khán giả vang lên như sấm. Tiếng trống, tiếng chiêng giục giã liên hồi. Tiếp theo là tiếng hoan hô những người thắng cuộc. Những chú voi đạt giải được gắn hoa, mang đai đỏ cho người và voi. Voi thắng cuộc và các chàng mơ-gát được thưởng 1 con lợn và 7 ché rượu quý. Dân làng dự hội tặng cho chú voi thắng cuộc những cây mía hay ống đường. Sau cuộc đua, dân làng kéo nhau về nhà rông để ăn uống no say. Các chàng trai, cô gái ăn uống, nhảy múa trong nhịp cồng chiêng cho tới sáng.
Hội đua voi là lễ hội đặc trưng, thể hiện tinh thần thượng võ của đồng bào Tây Nguyên. Khung cảnh hùng vĩ của núi rừng Tây Nguỵên càng tăng chất hùng tráng của ngày hội cổ truyền này. Cuộc đua voi kết thúc, những chú voi dự thi lần lượt trở lại các buôn làng xa xôi, mang theo tiếng hát, lời ca và không khí rộn ràng của mày hội.
dayhoctot.com
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo
- Tuần 1 sgk ngữ văn 10
- Tuần 2 sgk ngữ văn 10
- Tuần 3 sgk ngữ văn 10
- Tuần 4 sgk ngữ văn 10
- Tuần 5 sgk ngữ văn 10
- Tuần 6 sgk ngữ văn 10
- Tuần 7 sgk ngữ văn 10
- Tuần 8 sgk ngữ văn 10
- Tuần 9 sgk ngữ văn 10
- Tuần 10 sgk ngữ văn 10
- Tuần 11 sgk ngữ văn 10
- Tuần 12 sgk ngữ văn 10
- Tuần 13 sgk ngữ văn 10
- Tuần 14 sgk ngữ văn 10
- Tuần 15 sgk ngữ văn 10
- Tuần 16 sgk ngữ văn 10
- Tuần 17 sgk ngữ văn 10
- Tuần 18 sgk ngữ văn 10
- Tuần 19 sgk ngữ văn 10
- Tuần 20 sgk ngữ văn 10
- Tuần 21 sgk ngữ văn 10
- Tuần 22 sgk ngữ văn 10
- Tuần 23 sgk ngữ văn 10
- Tuần 24 sgk ngữ văn 10
- Tuần 25 sgk ngữ văn 10
- Tuần 26 sgk ngữ văn 10
- Tuần 27 sgk ngữ văn 10
- Tuần 28 sgk ngữ văn 10
- Tuần 29 sgk ngữ văn 10
- Tuần 30 sgk ngữ văn 10
- Tuần 31 sgk ngữ văn 10
- Tuần 32 sgk ngữ văn 10
- Tuần 33 sgk ngữ văn 10
- Tuần 34 sgk ngữ văn 10
- Tuần 35 sgk ngữ văn 10