Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
Câu 1. Dưới đây là một số đoạn văn tả lá, thân và gốc của một số loài cây. Theo em, cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý?Câu 2. Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích.
Câu 1. Dưới đây là một số đoạn văn tả lá, thân và gốc của một số loài cây. Theo em, cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý?
- Trong đoạn văn tả lá bàng, nhà văn Đoàn Giỏi đặc biệt chú ý đến sự thay đổi màu sắc của lá bàng trong bốn mùa xuân, hạ, thu đông.
- Trong đoạn văn Bàng thay lá, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường chú ý nhiều đến hình dáng của những chiếc lá non mới mọc trên cành bàng.
- Trong đoạn Cây sồi già, nhà văn LepTôn-xtôi đã chú ý đến dáng vẻ của cây sồi già trước khi nó trổ lá non và sau khi nó trổ lá non. Hai dáng vẻ tương phản nhau làm nổi bật sức sống mãnh liệt của cây sồi đã sống nhiều năm trên mặt đất.
- Trong đoạn Cây tre, tác giả Bùi Ngọc Sơn tập trung vào quan sát và miêu tả những búp măng non.
Câu 2. Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích.
Đoạn văn tham khảo:
Phượng vĩ là loài cây em yêu nhất. Bởi vậy, cây phượng vĩ ở góc sân trường đã gắn bó thân thiết với em. Phượng vĩ đẹp nhất trong em không chỉ là hoa hay lá, mà phượng còn đẹp ở cái dáng nghiêng nghiêng chiều lượn, chiều quằn. Thân cây to, tỏa nhiều cành. Dưới gốc, một vòng tay em ôm thân cây không xuể. Thời gian đã khoác lên cây chiếc áo nâu sần sùi, sờn bạc. Thế nhưng bên trong lớp áo ấy là dòng nhựa mát lành luôn vận chuyển chất màu. Nhờ dòng nhựa ấy mà cây quanh năm xanh tốt. Và có lẽ vẻ đẹp của cây hội tụ lại ở những chùm hoa đỏ thắm trên cành.
dayhoctot.com