Soạn bài chú đất nung (tiếp theo) trang 138 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
Câu 1. Kể lại tai nạn của hai người bột. Câu 2. Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn ? Câu 3. Theo em, câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì ? Câu 4. Đặt thêm tên khác cho truyện.
Câu 1. Kể lại tai nạn của hai người bột.
Câu 2. Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn ?
Câu 3. Theo em, câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì ?
Câu 4. Đặt thêm tên khác cho truyện.
Trả lời:
Câu 1. Chàng kị sĩ và nàng công chúa đang sống trong lọ thủy tinh thì bị Chuột cạy nắp lọ, tha nàng công chúa vào cống. Chàng kị sĩ đi tìm công chúa cũng bị chuột lừa vào cống. Hai người bột này cùng chạy trốn, thuyền lật đều bị ngấm nước, nhũn hết chân tay.
Câu 2. Khi thấy hai người bột bị nạn, Đất Nung liền nhảy xuống, vớt cả hai lên bờ phơi nắng cho se bột lại.
Câu 3. Câu nói cộc tuếch của Đất Nung ở cuối truyện có nghĩa là cần phải chịu rèn luyện, thử thách khó khăn thì mới cứng rắn, chịu được nắng mưa mới trở thành người hữu ích được.
Câu 4. Đặt thêm tên khác cho truyện: Có thể đặt thêm cho truyện tên
- Hãy tôi luyện trong lửa đỏ.
- Có chịu rèn luyện mới trở nên hữu ích.
Nội dung: Muốn làm một người có ích phải biết rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn. Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa nên đã trở thành người hữu ích, chịu được nắng mưa, cứu sống được hai người bột yếu đuối.
Trên đây là bài học "Soạn bài chú đất nung (tiếp theo) trang 138 SGK Tiếng Việt 4 tập 1" mà dayhoctot.com muốn gửi tới các em. Để rèn luyện về kỹ năng làm bài thi và kiểm tra các em tham khảo tại chuyên mục "Đề thi học kì 1 lớp 4" nhé.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ tới bạn bè để cùng học và tham khảo nhé! Và đừng quên xem đầy đủ các bài Soạn Tiếng Việt Lớp 4 của dayhoctot.com.
Các bài học liên quan
Chơi diều, thả diều là một trò chơi dân gian có đã lâu đời. Một trò chơi vô cùng hấp dẫn và say mê của tuổi thơ.
Câu 1. Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ? Câu 2. Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những mơ ước đẹp như thế nào ? Câu 3. Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ ?
Câu 1. Nghe - viết: Cánh diều tuổi thơ (từ đầu... đến những vì sao sớm.) Câu 2. Tìm tên các đồ chơi hoặc trò chơi . a) Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch. M: chong chóng, trốn tìm b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã. Câu 3. Miêu tả một trong các đồ chơi hoặc trò chơi nói trên.
Câu 1: Nói tên đồ chơi hoặc trò chơi được tả trong các bức tranh sau
Câu 1. Bạn nhỏ tuổi gì ? Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào ? Câu 2. "Ngựa con" theo ngọn gió rong chơi những đâu ? Câu 3. Điều gì hấp dẫn "ngựa con" trên những cánh đồng hoa ? Câu 4. Trong khổ thơ cuối, "ngựa con" nhắn nhủ mẹ điều gì ? Câu 5. Nếu vẽ một bức tranh minh họa bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào ?
Bài thơ ngũ ngôn “Tuổi Ngựa" của Xuân Quỳnh thật hồn nhiên, hóm hỉnh và ý vị.
Câu 1. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi, Câu 2. Lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.
Các chương học và chủ đề lớn
Học tốt các môn khác lớp 4