Luyện tập bài tập làm văn tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện
Câu 1. Đoạn văn sau miêu tả ngoại hình của một chú bé liên lạc cho bộ đội trong kháng chiến. Tác giả đã chú ý miêu tả những chi tiết nào ? Câu 2. Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc, kết hợp tả ngoại hình của các nhân vật.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài: Truyện cổ nước mình trang 19 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
- Kể lại nội dung bài thơ Truyện cổ nước mình thành một câu chuyện
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Câu 1. Đoạn văn sau miêu tả ngoại hình của một chú bé liên lạc cho bộ đội trong kháng chiến. Tác giả đã chú ý miêu tả những chi tiết nào ? Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé ?
Tôi nhìn em. Một em bé gầy, tóc húi ngắn, hai túi của chiếc áo cánh nâu trễ xuống đến tận đùi như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng. Quần của em ngắn chỉ tới gần đầu gối để lộ đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy. Tôi đặc biệt chú ý đến đôi mắt của em, đôi mắt sáng và xếch lên khiến người ta có ngay cảm giác là một em bé vừa thông minh vừa gan dạ.
Theo Vũ Cao
Câu 2. Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc, kết hợp tả ngoại hình của các nhân vật.
Trả lời:
Câu 1.
a) Trong đoạn văn, tác giả chú ý tả những chi tiết về ngoại hình của chú bé liên lạc: người gầy, tóc húi ngắn, hai túi áo trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới tận đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch.
b) Điều mà các chi tiết ấy nói lên.
- Người gầy, bộ áo cánh nâu, chiếc quần chỉ đến đầu gối: có thể thấy chú bé liên lạc là con nhà nông dân nghèo khổ.
- Hai túi áo trễ xuống tận đùi như đã từng phải đựng nhiều thứ quá.
- Bắp chân luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch: thể hiện em bé rất hiếu động, thông minh và gan dạ.
Câu 2. Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc, kết hợp tả ngoại hình của nhân vật.