Đọc bài thơ “Chẳng phải chuyện đùa" rồi trả lời các câu hỏi
Bài "Chẳng phải chuyện đùa" viết theo "thể thơ 4 chữ' giọng thơ hóm hỉnh, dí dỏm.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đọc bài "đàn ngan mới nở" của Tô Hoài và trả lời câu hỏi sau
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
CHẲNG PHẢI CHUYỆN ĐÙA
(Trích)
... Cái chai không đầu
Mà sao có cổ?
Bảo rằng ngọn gió
Thấy gốc ở đâu?
Răng của chiếc cào
Làm sao nhai được?
Mũi thuyền rẽ nước
Thì ngửi cái gì?
Cái ấm không nghe
Sao tai lại mọc?
Ở trong chiếc bút
Lại có ruột gà?
Trong mũi người ta
Có ngay lá mía
Lạ cho con đỉa
Lại đi bằng mồm!
Con tép con tôm
Nằm trong múi bưởi.
Ngọn đèn học tối
Thì nở ra hoa.
Có mắt đâu mà
Quả na biết mở?
Chân bàn chân tủ
Chẳng bước bao giờ.
... Chẳng phải chuyện đùa
Toàn là chuyện thật.
Quang Huy
Đọc bài thơ “Chẳng phải chuyện đùa" rồi trả lời các câu hỏi:
1. Bài "Chẳng phải chuyện đùa" viết theo thể thơ gì? Giọng thơ như thế nào?
2. Bài thơ nhắc đến những sự vật nào và những bộ phận nào của sự vật?
3. Cách gọi tên các bộ phận trên có gì lí thú? Dựa vào đâu mà chúng được gọi như vậy?
4. Tìm một số bộ phận của những sự vật khác cũng được gọi tên theo kiểu như trên?
BÀI LÀM
1. Bài "Chẳng phải chuyện đùa" viết theo "thể thơ 4 chữ giọng thơ hóm hỉnh, dí dỏm.
2. Bài thơ nhắc đến những sự vật và những bộ phận của sự vật như
- cái chai |
! cổ chai |
- gió |
! ngọn gió |
- chiếc cào |
! răng cào |
- con thuyền |
! mũi thuyền |
- cái ấm |
! tai ấm |
- chiếc bút |
! ruột gà |
- cái mũi |
! lá mía |
- con đỉa |
! mồm đỉa |
- múi bưởi |
! tép bưởi |
- ngọn đèn |
! hoa đèn |
- quả na |
! mắt na |
- cái bàn, cái tủ |
! chân bàn, chân tủ |
3. Nhà thơ gọi tên các sự vật một cách khá lí thú. Lúc thì ông đặt câu hỏi: "Răng của chiếc cào - Làm sao nhai được?", hoặc "Cái ấm không nghe - Sao tai lại mọc?"... Lúc thì ông vừa đặt câu hỏi, vừa nhân hóa sự vật:
"Cái chai không đầu
Mà sao có cổ".
hay:
"Có mắt đâu mà
Quả na biết mở ?".
Có lúc ông nói một cách hóm hỉnh để nêu tên các sự vật: "Mũi thuyền rẽ nước - Thì ngửi cái gì" hoặc "Con tép con tôm - Nằm trong múi bưởi".
Nhân dân ta có nhiều cách đặt tên sự vật để mở rộng, phát triển từ ngữ, thông dụng nhất là dựa vào sự gần giống nhau của sự vật mà gọi tên, đặt tên.
Ví dụ.
- mũi —> mũi thuyền, mũi giáo, mũi chông,...
- miệng —> miệng bát, miệng chén, miệng gầu,...
- cổ —> cổ chai, cổ tay, cổ áo,...
- chân —> chân bùn, tủ, chân tháp, chân đe...
- mắt —> mắt na, mắt lưới, mắt cá chân,...
4. Câu 4 tự tìm; hoặc xem ví dụ ở câu 3.