Nhân vật trong truyện cổ tích có thể là những người mồ côi, những thân phận bốt hạnh, nhỏ bé, thấp hèn, lam lũ... Nhưng đó là những con người đáng thương, đáng yêu. Hãy chọn phân tích và phát biểu cảm nghĩ về một số nhân vật ấy
Truyện cổ tích là truyện cô dân gian kể về những câu chuyện tưởng tượng, thường có tính chất phiêu lưu,..
- Bài học cùng chủ đề:
- Có ý kiến cho rằng; Truyện cổ dân gian đem đến cho ta những giấc mơ đẹp. Qua những truyện cổ dân gian đã học và đã đọc, em hãy chứng minh ý kiến trên
- Sự giàu đẹp của Tiếng Việt - Đặng Thai Mai - TV6
- Soạn bài: Sự giàu đẹp của tiếng việt trang 34 SGK Ngữ văn 7
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Đề bài: Nhân vật trong truyện cổ tích có thể là những người mồ côi, những thân phận bất hạnh, nhỏ bé, thấp hèn, lam lũ... Nhưng đó là những con người đáng thương, đáng yêu. Hãy chọn phân tích và phát biểu cảm nghĩ về một số nhân vật ấy.
Bài làm
Truyện cổ tích là truyện cô dân gian kể về những câu chuyện tưởng tượng, thường có tính chất phiêu lưu, chung quanh số phận cuộc đời những con người bất hạnh, những nhân vật tài trí thông minh hoặc khờ khạo, những nhân vật là loài vật mang tính người... Trong đó, truyện cổ tích thần kỳ là hấp dẫn nhất, thú vị nhất.
Những nhân vật đáng thương, đáng yêu nhất trong truyện cổ tích là những người mồ côi, nhưng thân phận bất hạnh, nhỏ bé, thấp hèn, lam lũ...
Cô Tấm, chàng Thạch Sanh, chú Sọ Dừa, anh Khoai,... là những con người, những nhân vật đáng thuơng, đáng yêu kỳ lạ!.
Xã hội được nói đến trong cổ tích là một xã hội đã phân chia giai cấp, có người giàu và người nghèo, có kẻ ác và người lương thiện. Trong xã hội ấy có bao thân phận đáng thương. Người thì mồ côi và ở với dì ghẻ như cô Tấm, người thì phải ở với người tham lam như người em trong truyện Cây khế, người thì vất vưởng không chốn nương thân, chỉ còn biết lấy gốc đa che mưa che nắng như Thạch Sanh. Người thì như Tầm Dang, Nha Rúi, cha mẹ chết hết, bọn chủ làng cướp sạch ruộng đất, nhà cửa, cả hai phải đi ở đợ kiếm cơm, ở cõi trần đã khổ, trên cõi trời còn khổ hơn, bị vùi dập, bị xua đuổi.
Những con người bất hạnh ấy rất cần cù trong lao động. Cô Tấm biết làm đủ việc, làm giỏi giang: chăn trâu, cắt cỏ, mò cua bắt tép, xay giã giần sàng. Thạch Sanh chỉ có một cái khố, một cái rìu mà lăn lộn rừng xanh kiếm củi sống. Sọ Dừa biết chăn trâu giỏi; đàn trâu bò của phú ông được Sọ Dừa chăn dắt con nào con nấy cũng béo tốt. Anh Khoai rất siêng năng, cày sâu cuốc bẫm. Người em trong truyện Cây khế sống hiền lành, chăm chỉ làm ăn vượt lên cảnh nghèo.
Những con người "nhỏ bé" ấy còn có bao nhiêu phẩm chất tốt đẹp. Cô Tấm nhân hậu, dịu dàng. Nha Rúi đẹp người đẹp nết, sống tình nghĩa thuỷ chung. Cái phá ba ngăn có sợi chỉ hồng nhuộm bằng máu cô, có bức thêu hình Tầm Dang, gửi lên trời cho chồng đã thể hiện một tình yêu chung thuỷ vươn lên hoạn nạn. Tầm Dang thì thà "tóc bạc" chứ quyết không để cho "lòng bạc". Nỗi buồn nhớ làng cũ của Tầm Dang, chính là tình yêu buôn làng của nhân dần ta từ bao đời nay. Sọ Dừa lúc thì biến thành một chàng trai nằm trên võng đào thổi sáo cho bò gặm cỏ, lúc thì biến thành một người chồng lịch sự,về sau, Sọ Dừa lại đi thi đậu trạng nguyên, được vua cử đi sứ... Thạch Sanh chém Trăn Tinh, bắn Đại Bàng, gảy đàn thần để lui giặc. Dũng sĩ Thạch Sanh đã trở thành phò mã, rồi được nhà vua truyền cho ngồi báu. Những con người ấy, tuy có nhờ Tiên, Phật độ trì, nhưng bản chất họ rất tốt đẹp: cần cù trong lao động, thuỷ chung trong tình yêu, nhân hậu, thông minh, dũng cảm, bền bỉ đấu tranh vươn lên trước hoạn nạn, số phận để giành lấy hạnh phúc và tự do.
Qua số phận người mồ côi... trong cổ tích ta càng thấy rõ mặt trái của xã hội khi phân chia giai cấp. Người lương thiện bị áp chế trong đau thương. Cái ác ngự trị, là nguyên nhân gây nên mọi đau khổ trong cuộc đời. Ta càng thương cảm, quý mến những thân phận bất hạnh, mồ côi vì cuộc đời của họ đầy mồ hôi, máu và nước mắt. Vì họ là những con người lao động chân chính có bao phẩm chất tốt đẹp.
Xây dựng nên những hình tượng tốt đẹp như cô Tấm, Sọ Dừa, anh Khoai, Tầm Dang và Nha Rúi, Thạch Sanh,... nhân dân ta gửi gắm bao ước mơ tốt đẹp, khẳng định một niềm tin ngời sáng: ở hiển thì gặp lành. Những người hiền lành ăn ở có tình nghĩa thuỷ chung sẽ được Phật, Tiên "độ trì". Những ước mơ ấy nói lên đạo đức trong sáng của nhân dân, đồng thời tạo nên tính nhân văn của truyện cô tích.
Hình ảnh nhân vật mồ côi, những con người "nhỏ bé" trong truyện cổ tích thật đáng thương và đáng yêu. Kết thúc của họ đã làm cho truyện cô tích mãi mãi là bài ca lạc quan yêu dời của nhân dân lao động.
Truyện cổ tích đã bồi đắp ước mơ, tình nhân ái... cho mỗi chúng ta, nhất là đối với tuổi thơ gần xa.
dayhoctot.com
- Các thể loại văn tham khảo lớp 7
- Bài 1 sgk ngữ văn 7
- Bài 2 sgk ngữ văn 7
- Bài 3 sgk ngữ văn 7
- Bài 4 sgk ngữ văn 7
- Bài 5 sgk ngữ văn 7
- Bài 6 sgk ngữ văn 7
- Bài 7 sgk ngữ văn 7
- Bài 8 sgk ngữ văn 7
- Bài 9 sgk ngữ văn 7
- Bài 10 sgk ngữ văn 7
- Bài 11 sgk ngữ văn 7
- Bài 12 sgk ngữ văn 7
- Bài 13 sgk ngữ văn 7
- Bài 14 sgk ngữ văn 7
- Bài 15 sgk ngữ văn 7
- Bài 16 sgk ngữ văn 7
- Bài 17 sgk ngữ văn 7
- Bài 18 sgk ngữ văn 7
- Bài 19 sgk ngữ văn 7
- Bài 20 sgk ngữ văn 7
- Bài 21 sgk ngữ văn 7
- Bài 22 sgk ngữ văn 7
- Bài 23 sgk ngữ văn 7
- Bài 24 sgk ngữ văn 7
- Bài 25 sgk ngữ văn 7
- Bài 26 sgk ngữ văn 7
- Bài 27 sgk ngữ văn 7
- Bài 28 sgk ngữ văn 7
- Bài 29 sgk ngữ văn 7
- Bài 30 sgk ngữ văn 7
- Bài 31 sgk ngữ văn 7
- Bài 32 sgk ngữ văn 7
- Bài 33 sgk ngữ văn 7
- Bài 34 sgk ngữ văn 7