Lập dàn ý cho bài văn tự sự trang 44 SGK Ngữ văn 10

Lập dàn ý cho bài văn tự sự là nêu rõ những nội dung chính của câu chuyện mà mình sẽ kể lại, thuật lại, sắp xếp các ý theo trình tự trước sau sao cho bộc lộ được ý tưởng, chủ đề của truyện.

KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Lập dàn ý cho bài văn tự sự là nêu rõ những nội dung chính của câu chuyện mà mình sẽ kể lại, thuật lại, sắp xếp các ý theo trình tự trước sau sao cho bộc lộ được ý tưởng, chủ đề của truyện.

2. HS biết cách lập dàn ý, rèn luyện để có thói quen lập dàn ý trước khi viết văn bản kể chuyện

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

I. HÌNH ẢNH Ý TƯỞNG, DỰ KIẾN CỐT TRUYỆN

1. Nhà văn Nguyên Ngọc nói về quá trình hình thành ý tưởng và cốt truyện của Rừng xà nu.

2. Có thể thấy trong lòi kể của Nguyên Ngọc những bài học sau đây;

- Trước khi viết truyện hoặc kể chuyện (bằng miệng), có thể dựa vào một câu chuyện có thật ngoài đòi mà mình đã được chứng kiến để làm chỗ dựa.

- Phải hình dung ý tưởng, xây dựng cốt truyện, từ đó mới có thể hình dung, tưởng tượng và sáng tạo được các nhân vật, tình tiết trong truyện. 

II. LẬP DÀN Ý

1. Lập dàn ý cho một trong hai đoạn truyện “Hậu Tắt đèn"

   HS có thể chọn một trong hai cách như hướng dẫn trong SGK, cũng có thể dự kiến một hướng khác cho câu chuyện.

   HS có thể tham khảo dàn ý sau:

a. Mở bài

- Ra khỏi nhà quan cụ cố, Chị Dậu hớt hải chạy về hướng làng mình trong đêm tối.

- Chạy về nhà, tròi đã khuya thấy một người lạ đang nói chuyện với chồng.

- Vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi.

b. Thân bài

- Người khách lạ là cán bộ Việt Minh tìm đến hỏi thăm tình cảnh gia đình anh Dậu.

- Từng bước giảng giải cho vờ chồng chị Dậu nghe vì sao dân mình khổ, muốn hết khổ phải làm gì? Nhân dân chung quanh vùng họ đã làm được gì? Như thế nào?

- Người khác lạ thấy thỉnh thoảng ghé thăm gia đình anh Dậu, mang tin mới, khuyến khích chị Dậu.

- Chị Dậu đã vận động những ngươi xung quanh.

- Chị đã dẫn đầu đoàn dân công lên phủ huyện để phá kho thóc của Nhật chia cho người nghèo.

c. Kết bài

- Chị Dậu và bà con xóm làng chuẩn bị đến mừng ngày tổng khởi nghĩa.

- Chị Dậu đón cái Tý trở về.

2. Trình bày cách lập dàn ý cho bài văn tự sự

a. Mở bài

   Giới thiệu câu chuyện sẽ kể (thời gian, địa điểm, nhân vật...).

b. Thân bài

- Đoạn 1: Nhân vật, tình tiết, sự kiện (Sẽ kể từ đâu đến đâu? Gồm những tình tiết gì?...).

- Đoạn 2: Tiếp theo. Những diễn biến của các tình tiết hình thành mâu thuẫn, xung đột, phát triển đến cao trào (thắt nút).

- Đoạn 3: Mở nút. Mâu thuẫn phát triển đến mức buộc phải giải quyết theo một hướng nào đó, dẫn đến kết thúc chuyện.

c. Kết bài

   Có thể nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về câu chuyện vừa kể.

III. LUYỆN TẬP

1. Lập dàn ý cho bài văn viết về câu chuyện

   Một học sinh tốt phạm phải một số sai lầm trong “những phút yếu mềm” nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ, “chiến thắng bản thân... ” vươn lên trong cuộc sống, học tập.

   HS lập dàn ý theo hướng dẫn:

- Chọn câu chuyện của một người bạn hay của chính mình để tiếp tục sáng tạo, hư cấu...

- Trước khi viết, phải hình dung ý tưởng của truyện để định hướng câu chuyện ngay từ đầu, tránh lang man, tản mạn, không có chủ đề...

- Hình dung cốt truyện gồm mấy ý, mấy đoạn.

- Dựa trên cốt truyện để hình dung các nhân vật, với những việc làm, cử chỉ, ngôn ngữ... biểu hiện cá tính và gây ra chuyện để kể (mâu thuẫn). Chuyện để kể là những sai lầm vì sa vào các trò chơi điện tử.

- Cần suy nghĩ để có cách kết thúc hợp lí, giải quyết được các mâu thuẫn mà có thể gợi ra những suy nghĩ mối cho người đọc. Ví dụ: một việc làm nào đó của bạn khiến mình bất ngờ phải thay đổi cách hiểu, một sự trả giá đau xót, sự hôi hận...

2. Lập dàn ý cho một bài văn viết về câu chuyện xảy ra trong cuộc sống

   HS tự tìm một câu chuyện trong sinh hoạt hàng ngày. Nêu dự kiến sẽ kể câu chuyện ấy như thế nào? Các đoạn, các ý chính gồm những gì...

dayhoctot.com

Các bài học liên quan
Đọc hiểu văn bản Uy-lít-xơ trở về
Tê-lê-mác kể lại cành người cha của mình là Uy-lít-xơ trở về
Phân tích cảnh Ra-ma buộc tội Xi-ta
Đọc hiểu văn bản Ra-ma buộc tội

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 10 mới cập nhật