Đề số 3: Từ hai đoạn trích trong sử thi Đăm Săn (Việt Nam) và Ô-đi-xê (Hi Lạp), anh chị hãy viết đoạn văn khái quát những điểm giống và khác nhau cơ bản về một nội dung và hình thức
Nếu như người Hi Lạp tự hào vì họ có những thiên sử thi I-li-át, Ô-đi-xê đồ sộ thì người Việt Nam cũng có thể tự hào và có Đăm Săn, Khinh Dú, Đẻ đất đẻ nước...
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề số 2: Màu sắc sử thi trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của đoạn trích Ra-ma buộc tội (Trích Ra-ma-ya-na - sử thi Ấn Độ).
- Đề số 1: Vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hi Lạp thể hiện qua cảnh đoàn tụ gia đình của Uy-lít-xơ trong Uy-lít-xơ trở về (Trích Ô-đi-xê - sử thi Hi Lạp).
- Bình luận câu nói: Cái khó bó cái khôn
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Bài làm
Nếu như người Hi Lạp tự hào vì họ có những thiên sử thi I-li-át, Ô-đi-xê đồ sộ thì người Việt Nam cũng có thể tự hào và có Đăm Săn, Khinh Dú, Đẻ đất đẻ nước... Từ hai đoạn trích Chiến thắng M’tao M’xây và Uy-lít-xơ trở về, phần nào nhận thấy sự tương đồng và khác biệt về nội dung và hình thức của các thiên sử thi Đăm Săn và Ô-đi-xê. Hai sử thi có cùng chủ đề tái hiện xung đột giữa các nền văn minh, các trình độ văn hóa và cuộc đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình. Trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc - đó là những tình cảm cao cả nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Còn với Uy-lít-xơ, cũng xuất phát từ tình yêu đối với nàng Pê-nê-lốp, với gia đình và tình yêu quê hương, xứ sở, chàng đã trở về để chiến đấu và chiến thắng bọn cầu hôn. Hơn hết nữa, Uy-lit-xơ đủ tự tin để vượt qua cửa ải cuối cùng - cuộc thử thách của Pê-nê-lốp. Gắn với chủ đề của mỗi thiên sử thi là cảm hứng ngợi ca bất tận. Hai đoạn trích cùng ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người (sử thi). Cả Đăm Săn và Uy-lít-xơ đều là những anh hùng có sức mạnh và trí tuệ siêu phàm, đều là những đại diện tiêu biểu của cộng đồng, tập thể. Bằng ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu với phép so sánh và phóng đại được sử dụng có hiệu quả cao, mỗi đoạn trích đều có sức hấp dẫn lớn đối với người đọc. Tuy nhiên một vài nét khác biệt về mặt nội dung và hình thức giữa hai đoạn trích này. Dễ dàng nhận thấy, trong Uy-lít-xơ trở về, yếu tố thần linh kì. ảo dường như vắng bóng. Nó không xuất hiện để trợ giúp Uy-lít-xơ vượt qua thử thách. Trong khi đó, ở Chiến thắng M’tao M’xây, lực lượng thần kì đã xuất hiện. Ông Trời và miếng trầu thần kì đã giúp Đăm Săn chiến thắng M’Tao M’xây. Sự khác biệt ở nét nghệ thuật này đã chi phối hình ảnh người anh hùng trong mỗi đoạn trích. Uy-lít-xơ được nhấn mạnh ở sự khôn ngoan và trí tuệ sắc sảo. Bằng trí tuệ và sự khôn ngoan của chính mình, Uy-lít-xơ đã vượt qua muôn vàn trở ngại, giành lại hạnh phúc cho chính mình. Điều này chứng tỏ người Hi Lạp cổ đại đã ý thức được sức mạnh con người, khẳng định vị thế của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên. Ý thức này chưa xuất hiện ở người Việt thời cổ đại... Sự giống và khác nhau về nội dung và hình thức của hai đoạn trích nói riêng và của hai sử thi nói chung không qui định việc kết luận về giá trị của chúng. Tuy nhiên, chúng ta có thể chắc chắn rằng những thiên sử thi đó sẽ mãi là tài sản vô giá của loài người.
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo
- Tuần 1 sgk ngữ văn 10
- Tuần 2 sgk ngữ văn 10
- Tuần 3 sgk ngữ văn 10
- Tuần 4 sgk ngữ văn 10
- Tuần 5 sgk ngữ văn 10
- Tuần 6 sgk ngữ văn 10
- Tuần 7 sgk ngữ văn 10
- Tuần 8 sgk ngữ văn 10
- Tuần 9 sgk ngữ văn 10
- Tuần 10 sgk ngữ văn 10
- Tuần 11 sgk ngữ văn 10
- Tuần 12 sgk ngữ văn 10
- Tuần 13 sgk ngữ văn 10
- Tuần 14 sgk ngữ văn 10
- Tuần 15 sgk ngữ văn 10
- Tuần 16 sgk ngữ văn 10
- Tuần 17 sgk ngữ văn 10
- Tuần 18 sgk ngữ văn 10
- Tuần 19 sgk ngữ văn 10
- Tuần 20 sgk ngữ văn 10
- Tuần 21 sgk ngữ văn 10
- Tuần 22 sgk ngữ văn 10
- Tuần 23 sgk ngữ văn 10
- Tuần 24 sgk ngữ văn 10
- Tuần 25 sgk ngữ văn 10
- Tuần 26 sgk ngữ văn 10
- Tuần 27 sgk ngữ văn 10
- Tuần 28 sgk ngữ văn 10
- Tuần 29 sgk ngữ văn 10
- Tuần 30 sgk ngữ văn 10
- Tuần 31 sgk ngữ văn 10
- Tuần 32 sgk ngữ văn 10
- Tuần 33 sgk ngữ văn 10
- Tuần 34 sgk ngữ văn 10
- Tuần 35 sgk ngữ văn 10