Đề số 189: Trình bày một số đặc điểm cơ bản của văn bản văn học
Văn bản văn học (còn gọi là văn bản văn chương) là văn bản nghệ thuật được sáng tạo bằng ngôn từ. Đặc điểm của văn bản văn học, trước hết bộc lộ ở đặc trưng về chất liệu ngôn từ nghệ thuật của nó.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề số 187: Giới thiệu khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm).
- Đề số 186: Giới thiệu Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ.
- Đề Số 185: Giới thiệu bài văn bia Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Bài làm
Văn bản văn học (còn gọi là văn bản văn chương) là văn bản nghệ thuật được sáng tạo bằng ngôn từ.
Đặc điểm của văn bản văn học, trước hết bộc lộ ở đặc trưng về chất liệu ngôn từ nghệ thuật của nó.
Văn bản ngôn từ được tổ chức đặc biệt với sự tổ chức ngôn ngữ một cách thẩm mĩ và nghệ thuật. Chẳng hạn, sự tổ chức kết hợp thanh điệu trong đoạn thơ sau:
Hay là thuở trước kẻ văn chương?
Chen hội công danh nhỡ lạc đường
Tài cao / phận thấp, / chí khí uất
Giang hồ / mê chơi / quên quê hương.
(Tản Đà, Thăm mả cũ ven đường)
Sự điệp lại thanh trắc trong câu Tài cao phận thấp, chí khí uất gợi ra trạng thái uất ức, bất mãn, phẫn chí. Sự điệp lại thanh bằng trong câu Giang hồ mê chơi quên quê hương vừa gợi ra cái phiêu bạt, mê mải lãng tử, vừa gợi ra chí khí 1 vượt lên hoàn cảnh.
Hay cách ngắt nhịp trong đoạn thơ dưới đây:
Hỡi các chị, / các anh
Trên chiến trường / ngã xuống!
Máu của anh chị, / của chúng ta, / không uổng:
Sẽ xanh tươi / đồng ruộng Việt Nam
Mường Thanh, / Hồng Cúm, / Him Lam
Hoa mơ lại trắng, / vườn cam lại vàng.
(Tố Hữu, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)
Khi nói về sự hi sinh (Hỡi... không uổng), nhịp thơ trúc trắc, không đều đặn có tác dụng diễn tả tình cảm đau đớn, thương xót. Khi nói về tương lai, hòa bình (Sẽ xanh... lại vàng), nhịp thơ đều đặn, dìu dặt, êm ái thể hiện niềm tin, sự hi vọng, đợi chờ.
Văn bản văn học xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật trong tâm trí người đọc bằng ý nghĩa của từ ngữ. Hình tượng văn học cổ những đặc trưng riêng: Con người, sự vật được miêu tả trong văn bản văn học đều là những hình tượng được dệt nên bởi ý nghĩa của từ ngữ, câu, đoạn; do sáng tạo bằng tưởng tượng mà hình tượng văn học có những phẩm chất khác với thực tế; hình tượng văn học được sáng tạo ra nhằm biểu hiện và khái quát về cuộc sống con người: cái thiện, cái ác, cái đẹp, cái xấu và cả những điều phức tạp, bí ẩn của con người nhằm giúp con người tự hoàn thiện. Đặc điểm này cũng gắn liền với sức mạnh biểu hiện của ngôn từ nghệ thuật. Đọc đoạn trích sau ta sẽ rõ hơn về đặc điểm này của văn bản nghệ thuật:
Trong làng có chàng Trương Sinh, mến Vũ Thị Thiết vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức... Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học, nên tên phải ghi trong số linh đi vào loạt đầu.
(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)
Chỉ cần qua chi tiết Vũ nương là người dung hạnh mà Trương Sinh đối với vợ vẫn phòng ngừa quá sức đã cho ta thấy Trương Sinh là người đa nghi, không có lòng tin ở người thân. Không những vậy, đây còn là một kẻ vô học. Không vậy, sao hắn còn bị ghi trong số lính đi vào loạt đầu? Việc giới thiệu những đặc điểm trên của nhân vật Trương Sinh đã hé lộ những bi kịch của người vợ sau này: có một người chồng vừa đa nghi vừa vô học như vậy, bất hạnh xảy đến với người vợ dường như là tất yếu!
Ngôn từ văn học mang tính nội cảm và tính biểu tượng cụ thể khác hẳn ngôn từ giao tiếp hằng ngày. Ta hãy quan sát nghĩa của các từ ngã, máu, xanh tươi, trắng, vàng trong đoạn thơ của Tố Hữu ở phần trên. Từ ngã trong Trên chiến trường ngã xuống đồng nghĩa với chết, hi sinh... những tác giả không viết Trên chiến trường hi sinh hay làm tương tự với từ chết mà dùng từ ngã xuống bởi như vậy sẽ giảm nhẹ cảm giác đau thương, mất mát, khiến sự hi sinh trở nên cao cả, thiêng liêng. Từ máu trong Máu của anh chị, của chúng ta, không uổng gợi nhắc đến sự hi sinh, cống hiến vô bờ, tưởng nhớ công lao to lớn của những người chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc. Và sắc xanh tươi, trắng, vàng gợi tả cuộc sống thanh bình, tươi đẹp của ngày mai...
Ngôn từ văn học mang tính đa nghĩa và giàu sức gợi. ở đặc điểm này, ta có thể xét đến ý nghĩa nội ch! trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Hình ảnh chiếc bánh trôi nước được miêu tả trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương được để chỉ người phụ nữ và thân phận của họ trong xã hội cũ. Số phận của họ chìm nổi, lênh đênh như viên bánh trôi bị con nước giập vùi. Qua đó thể hiện sự đồng cảm và thế giới quan nhân đạo của tác giả.
Ngoài những đặc điểm văn bản văn học còn có những đặc điểm về ý nghĩa và cá tính sáng tạo trong văn bản.
Ý nghĩa của văn bản văn học không tách rời những yếu tố hình thức của nó: Không thể phiên dịch hay tóm tắt mà nổi hết được ý nghĩa của văn bản văn học. Tính độc đáo của văn bản văn học gắn liền với tính nguyên bản.
Văn bản văn học có hai tầng nghĩa: nghĩa từ ngữ và nghĩa biểu tượng (cũng có thể hiểu là nghĩa đen và nghĩa bóng, nghĩa gốc và nghĩa chuyển...). Chẳng hạn về nghĩa biểu tượng của từ hoa đào và các câu thơ Giấy độ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên. Hình ảnh hoa đào nở nhắc đến mùa xuân, đến dòng thời gian đang trôi chảy. Hai câu thơ Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu (những phương tiện để viết chữ Nho) lại ấp ủ một ý thơ thật đau xót: không ai thuê ông đồ viết chữ nữa (giấy bỏ không, mực khô đọng), những giá trị của văn hóa một thời đang bị lãng quên.
Hình tượng văn học có nhiều lớp nghĩa. Ta có thể thấy các lớp ý nghĩa của bài thơ Ông đồ trên như sau: về đề tài: Số phận của những giá trị văn hóa truyền thống, về chủ đề: Sự tiếc nuối một giá trị đã mất. về cảm hứng: thương cảm, buồn, về tính thẩm mĩ: Cái đẹp bị lãng quên, về triết lý nhân sinh: cần gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống.
Văn bản nào cũng do tác giả viết nên (đối với văn học dân gian, tác giả là tập thể, cộng đồng), nhưng ở văn bản văn học tác giả để lại dấu ấn sâu sắc của mình như một cá tính sáng tạo độc đáo.
Sự độc đáo của cá tính sáng tạo thể hiện ở cách nhìn, cách cảm, ở hình ảnh, cách diễn đạt, ở đề tài, chủ đề mà tác giả hứng thú, ở màu sắc thẩm mĩ, giọng điệu văn bản và các biện pháp nghệ thuật.
Tính mới mẻ, độc đáo, không lặp lại của văn bản văn học do cá tính sáng tạo đem lại càng cao thì càng thỏa mãn được nhu cầu thẩm mĩ đa dạng của người tiếp nhận.
So sánh một số khác biệt về nội dung tư tưởng giữa bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan với bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, ta sẽ thấy được những nét riêng trong cá tính sáng tạo của mỗi tác giả.
Cũng là những người phụ nữ, cũng cùng một thời đại, cũng thể hiện nỗi buồn riêng nhưng trong Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, cảm hứng chủ. đạo là nỗi nhớ nước, thương nhà; tình cảm ấy được thể hiện một cách kín đáo trang trọng; tình và cảnh giao hòa man mác... Nỗi buồn ấy thể hiện một tâm hồn cam chịu, cúi mình mà bước cho qua thời thế. Nhưng Bánh trôi nước của Hồ Xuân hương thì ngược lại. Nữ sĩ thương thân mình bọt bèo trôi nổi, ý thức cá nhân ở bà sống dậy mạnh mẽ, con người ấy hiểu rằng phải biết sống cho cái tôi cá nhân đang bị đè nén trong xã hội nhiều bất công, áp bức, Thái độ của nhà thơ vì vậy dẫu kín đáo, tinh tế vẫn không giấu được vẻ mạnh mẽ trong câu chữ, ngôn từ. Bài thơ mượn hình ảnh của sự vật để nói tình, để oán thán số phận, cuộc đời. Con người nữ sĩ không cam chịu cúi mình, nhắm mắt mà muốn vùng vẫy, phá phách cuộc đời.
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo
- Tuần 1 sgk ngữ văn 10
- Tuần 2 sgk ngữ văn 10
- Tuần 3 sgk ngữ văn 10
- Tuần 4 sgk ngữ văn 10
- Tuần 5 sgk ngữ văn 10
- Tuần 6 sgk ngữ văn 10
- Tuần 7 sgk ngữ văn 10
- Tuần 8 sgk ngữ văn 10
- Tuần 9 sgk ngữ văn 10
- Tuần 10 sgk ngữ văn 10
- Tuần 11 sgk ngữ văn 10
- Tuần 12 sgk ngữ văn 10
- Tuần 13 sgk ngữ văn 10
- Tuần 14 sgk ngữ văn 10
- Tuần 15 sgk ngữ văn 10
- Tuần 16 sgk ngữ văn 10
- Tuần 17 sgk ngữ văn 10
- Tuần 18 sgk ngữ văn 10
- Tuần 19 sgk ngữ văn 10
- Tuần 20 sgk ngữ văn 10
- Tuần 21 sgk ngữ văn 10
- Tuần 22 sgk ngữ văn 10
- Tuần 23 sgk ngữ văn 10
- Tuần 24 sgk ngữ văn 10
- Tuần 25 sgk ngữ văn 10
- Tuần 26 sgk ngữ văn 10
- Tuần 27 sgk ngữ văn 10
- Tuần 28 sgk ngữ văn 10
- Tuần 29 sgk ngữ văn 10
- Tuần 30 sgk ngữ văn 10
- Tuần 31 sgk ngữ văn 10
- Tuần 32 sgk ngữ văn 10
- Tuần 33 sgk ngữ văn 10
- Tuần 34 sgk ngữ văn 10
- Tuần 35 sgk ngữ văn 10