Đề số 187: Giới thiệu khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm)
Chinh phụ ngâm nguyên văn chữ Hán, do Đặng Trần Côn viết, Đoàn Thị Điểm biên dịch là một trong những sáng tác tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVIII.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề số 186: Giới thiệu Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ.
- Đề Số 185: Giới thiệu bài văn bia Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung.
- Đề số 184: Giới thiệu bài Tựa Trích diễm thi tập - của Hoàng Đức Lương.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Bài làm
Chinh phụ ngâm nguyên văn chữ Hán, do Đặng Trần Côn viết, Đoàn Thị Điểm biên dịch là một trong những sáng tác tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVIII. Có thể nói, mọi giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện thơ đều được thâu tóm trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
Đoạn trích gồm hai mươi bốn câu tập trung thể hiện nỗi khổ đau của người chinh phụ sống trong cảnh xa cách người chinh phu. Nỗi khổ đau xuất phát từ tâm trạng cô đơn và niềm mong muốn tha thiết được sống trong tình yêu lứa đôi nhưng người chồng cứ xa vắng biền biệt. Sự cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ được tác giả diễn tả bằng rất nhiều cung bậc cảm xúc. Có khi là nỗi buồn sầu trong cô độc, một mình giữa cuộc đời:
- Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu chẳng nói nên lời...
- Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa
Có khi là sự chán chường, là sự miên man, mơ màng, không tập trung đến độ soi gương mà nước mắt chảy khiến cho hình trong gương bị nhòe mờ:
Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Có khi là mối dự cảm về điều không may mắn của tình cảm vợ chồng:
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng
Tất cả mọi cung bậc buồn khổ ấy được lý giải từ là tâm trạng thao thiết nhớ nhung, muốn được sống trong tình yêu đôi lứa trọn vẹn:
Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong...
Bi kịch mà người chinh phụ phải chịu đựng có thể lý giải từ cuộc chiến tranh phi nghĩa mà chinh phụ đang xông pha. Cảm thông, chia sẻ với nỗi cô đơn, buồn khổ của con người, đoạn trích không chỉ biểu hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của người viết mà còn thể hiện thái độ chống chiến tranh phi nghĩa một cách khách quan. Đó chính là giá trị nội dung toát lên từ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Tất nhiên, nội dung đó không tự nó cất lên tiếng nói mà được thực hiện bằng những biện pháp nghệ thuật cụ thể.
Giá trị nghệ thuật của đoạn trích chủ yếu được kết đọng trong các thủ pháp nghệ thuật tả nội tâm. Nhờ đó, cái vô hình (nội tâm con người) được hiển hiện, hữu hình thành bức tranh sinh động. Có lúc nội tâm nhân vật được diễn tả qua dáng mặt buồn dầu, không nói nên lời (ngoại hình). Người chinh phụ soi gương nhìn khuôn mặt mình mà đẫm lệ. Có lúc nội tâm được tả qua hành động lặp đi lặp lại:
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Người chinh phụ rủ rèm rồi lại cuốn rèm, đi đi lại lại trong hiên vắng như để chờ đợi một tin tốt lành báo người chồng sắp trở về mà không nhận được một tin tức nào. Cách tả này cho thấy sự tù túng, bế tắc của người chinh phụ.
Nội tâm của nhân vật còn được diễn tả qua ngoại cảnh. Đọc đoạn trích, có thể thấy người chinh phụ chỉ có người bạn duy nhất là ngọn đèn vô tri vô giác. Ngọn đèn khiến cho không gian mênh mông và sự cô đơn của con người gia tăng thêm. Thêm vào đó, tiếng gà gáy được miêu tả làm tăng thêm ấn tượng vắng vẻ, tịch mịch. Và cuối cùng, bóng cây hòe trong đêm gợi cảm giác hoang vắng, cô đơn đáng sợ:
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
Để diễn tả nội tâm người chinh phụ, tác giả còn tả các hành động diễn ra trong phòng. Chinh phụ gượng đốt hương để tìm sự thanh thản, song tâm hồn lại mê man. Nàng gượng soi gương để trang điểm song nhìn thấy gương mặt mình thì lại ứa nước mắt. Nàng đem đàn cầm ra gảy thì lại sợ dây đàn chùng hay đứt, báo điềm gở trong tình vợ chồng:
Sắt cầm gượng gẩy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng.
Việc đặt nhân vật trữ tình vào không gian có tầm vóc vũ trụ cũng là một cách thể hiện nội tâm nhân vật một cách đắc dụng. Các hình ảnh núi non, trời đã gợi sự xa xôi cùng với cảm giác lạnh lẽo toát ra từ các hình ảnh sương gió, mưa, tiếng côn trùng đều góp phần thể hiện nỗi cô đơn, buồn nhớ.
Tất cả các thủ pháp nghệ thuật đó cùng tập trung diễn tả thành công nội tâm của nhân vật. Thể thơ song thất lục bát rất phù hợp để đáp ứng yêu cầu diễn tả nội tâm đó.
Có thể thấy giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích cũng chính là giá trị nội dung, nghệ thuật của Chinh phụ ngâm. Nói cách khác, Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ là kết tinh nội dung và nghệ thuật của toàn tác phẩm.
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo
- Tuần 1 sgk ngữ văn 10
- Tuần 2 sgk ngữ văn 10
- Tuần 3 sgk ngữ văn 10
- Tuần 4 sgk ngữ văn 10
- Tuần 5 sgk ngữ văn 10
- Tuần 6 sgk ngữ văn 10
- Tuần 7 sgk ngữ văn 10
- Tuần 8 sgk ngữ văn 10
- Tuần 9 sgk ngữ văn 10
- Tuần 10 sgk ngữ văn 10
- Tuần 11 sgk ngữ văn 10
- Tuần 12 sgk ngữ văn 10
- Tuần 13 sgk ngữ văn 10
- Tuần 14 sgk ngữ văn 10
- Tuần 15 sgk ngữ văn 10
- Tuần 16 sgk ngữ văn 10
- Tuần 17 sgk ngữ văn 10
- Tuần 18 sgk ngữ văn 10
- Tuần 19 sgk ngữ văn 10
- Tuần 20 sgk ngữ văn 10
- Tuần 21 sgk ngữ văn 10
- Tuần 22 sgk ngữ văn 10
- Tuần 23 sgk ngữ văn 10
- Tuần 24 sgk ngữ văn 10
- Tuần 25 sgk ngữ văn 10
- Tuần 26 sgk ngữ văn 10
- Tuần 27 sgk ngữ văn 10
- Tuần 28 sgk ngữ văn 10
- Tuần 29 sgk ngữ văn 10
- Tuần 30 sgk ngữ văn 10
- Tuần 31 sgk ngữ văn 10
- Tuần 32 sgk ngữ văn 10
- Tuần 33 sgk ngữ văn 10
- Tuần 34 sgk ngữ văn 10
- Tuần 35 sgk ngữ văn 10