Đề số 160: Cảm nghĩ về một bài thơ hoặc một nhà thơ
Giống như ngọn gió mang theo phấn thông vàng, cuộc sống ủ thơ ngay trong lòng của chính nó. Từ bao giờ, thơ ca tồn tại tự nhiên như hơi thở, như nước uống giữa cuộc đời trần.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề số 159: Cảm nghĩ của anh (chị) về đoạn thơ: Bỗng nhận ra hương ổi... Hình như thu đã về. (Sang thu - Hữu Thỉnh)
- Đề số 157: Cảm nghĩ của anh (chị) về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải).
- Đề số 155: Nêu cảm nghĩ nổi bật nhất của anh (chị) khi đọc Lão Hạc.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Bài làm
Giống như ngọn gió mang theo phấn thông vàng, cuộc sống ủ thơ ngay trong lòng của chính nó. Từ bao giờ, thơ ca tồn tại tự nhiên như hơi thở, như nước uống giữa cuộc đời trần. Người nghệ sĩ như con ong chăm chỉ rưới mật thơ vào hồn người để từ đó dậy lên bao chất tình đằm thắm. Muôn đời thơ là một phần tâm linh gắn bó máu thịt với cuộc sống và con người. Những hạt phấn thông, những giọt mật quý đã làm nên sức sống linh diệu đó. Con người vẫn không ngừng tìm kiếm phấn thông, không thôi khám phá cái say nồng của mật ngọt và đêm hôn mình, tình mình để lý giải thế nào là một bài thơ hay? Cất lên từ một trái tim yêu nồng nàn, tha thiết, nảy mầm từ một chồi non sắc biếc trong trẻo, chân thành. Thơ tình cuối mùa thu là một bài thơ hay, là một chỉnh thể giàu thẩm mĩ.
Từ bao giờ cho đến bây giờ, từ Hômerơ cho đến Kinh Thi, đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại (Hoài Thanh). Đó là điệu hồn lắng sâu, là tấm tình tha thiết, thao thức đập cùng niềm vui, nỗi buồn của triệu triệu con tim. Một bài thơ hay phải là tiếng nói hồn nhiên của xúc cảm, phải bắt rễ từ cuộc đời và trôi chảy nguồn nhựa ấm nóng từ nhân gian. Cái gốc của thơ là trữ tình, đựng tình, tình có trào dâng, thơ mới lên tiếng, tình có nặng sâu, thơ mới ngân vang. Thơ hay phải bộc lộ chân thực tình cảm của cái tôi trữ tình. Đọc thơ mà thấy được cái thổn thức của một tiếng khóc thương, cái náo nức của một lời reo vui, cái mê đắm của tình yêu tuổi trẻ... Ấy là khi ta đón được hồn cốt của một bài thơ hay. Hồn cốt ấy phải được gói đựng trong một hình thức sáng tạo, độc đáo. Bởi cũng như các thể loại văn học khác, một tác phẩm thơ hay phải là một chỉnh thể thẩm mĩ, là sự gắn bó, quyện hòa giữa hai mặt hình thức và nội dung. Thơ hay như người con gái đẹp (ý chế Lan Viên) không chỉ lôi cuốn người ta bằng y phục, dáng hình mà còn làm mê đắm. lòng người bằng vẻ đẹp nhân, phẩm bên trong. Thơ chỉ hay khi kết tinh cao độ sự độc đáo, mới lạ của hình thức và sự sâu kín, tế vi của nội dung, là một chỉnh thể thống nhất, hài hòa.
Không một xúc cảm nào lại mãnh liệt và chân thành hơn những rung động trong tình yêu, không một trái tim nào thức đập mạnh hơn những say đắm, mong nhớ, đợi chờ... Tình yêu chính là bài ca muôn đời của cuộc sống mà ở đó cái tôi trữ tình - cái tôi đang yêu được bộc lộ chân thực là mình. Xuân Quỳnh đã sống say đắm, đã yêu hết mình, đã khao khát rất mực chân thành trong những dòng thơ tình yêu đầy mê mải, thiết tha của mình. Thơ tình Xuân Quỳnh là những nhịp đập nồng nàn của một trái tim yêu, là tiếng nói âm vang, ấm nóng dội lên từ tâm thức một người phụ nữ nhiều khao khát, lắm mê say, luôn tôn thờ và tuyệt đối hóa tình yêu. Thơ tình cuối mùa thu - bài thơ nhỏ nhắn như lá, trong trẻo như mây mà kết tinh, lắng đọng cái tính chất, nhụy thơm của mùa, cái say mê vĩnh cửu, bất tận của tình yêu đôi lứa. Với thể thơ năm chữ rất thành công (Sóng, Thuyền và biển, Sân ga chiều em đi...), với tính nhạc dìu dắt, nhịp nhàng, bài thơ như một khúc hát âm vang vẫn ngân nga những giai điệu đắm say của nó trong những trái tim đang yêu:
Cuối trời mây trắng bay,
Lá vàng thưa thớt quá.
Không gian thu trong sáng, rộng mở với hai màu chủ đạo: trắng và vàng. Sắc trắng của mây là nền, sắc vàng của lá điểm xuyết, tất cả tạo nên một bức tranh trong trẻo, yên bình, gửi vào lòng người một chút xốn xang. Xuân Quỳnh đã dùng từ rất trúng thưa thớt để tả sắc lá cuối thu, tạo nên một màu vàng điểm xuyết, tạo một điểm nhấn ấn tượng cho bức tranh thu Hai câu thơ đầu tiên đã thu vào được một không gian thu điển hình, sắc thu điển hình, mà lại là cuối thu. Bức tranh cuối thu với mây, với lá không gợi buồn mà con người lạc vào không gian ấy chỉ cảm thấy độ chín của mùa, độ trong của không gian, độ tĩnh lặng của lòng người.
Phải chăng lá về rừng
Nghệ thuật vắt dòng được Xuân Quỳnh sử dụng rất khéo léo với phép lặp từ lá. Câu hỏi tu từ.gieo vào lòng người những băn khoăn, bâng khuâng, mở ra nhiều chiều liên tưởng rộng rãi. Lá về rừng hay con người về về nguồn cội, về với chốn thanh bình đích thực của riêng mình?
Mùa thu đi cùng lá
Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mang
Nghệ thuật vắt dòng và lặp từ lại tiếp tục được triển khai. Không gian được vận động, mở rộng. Những dòng thơ tự nhiên, chân thật dẫn người đọc dạo quanh mùa thu, đi cùng lá, ra biển cả, theo dòng nước... để đến với một tình yêu đẹp. Người ta không chỉ cảm nhận được sự vận động của không gian, bước đi dạo chơi của mùa mà còn nghe thấy những nhịp đập hối thúc trong cảm xúc, tâm tư. Câu thơ mềm mại, hình ảnh trong sáng, tính nhạc dặt dìu, tất cả tạo nên một cảm giác yên bình, trong lành, tươi mát của mùa thu, tình thu.
Mùa thu và hoa cúc
Chỉ còn anh và em
Chỉ còn anh và em
Là của mùa thu cũ
Trong không gian rộng mở và vận động không ngừng ấy nhấn lên một điểm nhấn điển hình: hoa cúc Đặt mùa thu sánh đôi cùng hoa cúc để so sánh với sự sánh đổi của tình anh - tình em, Xuân Quỳnh không những đã chỉ ra tính chất của mùa mà còn nâng tình yêu đến chỗ bất tử hóa, vĩnh viễn hóa. Nếu hoa cúc làm nên cả mùa thu thì tình yêu của anh của em là bất diệt, duy nhất. Câu thơ lặp đi lặp lại như một điệp khúc tình yêu: Chỉ còn anh và em - chỉ còn anh và em. Điệp khúc như vang lên từ trong tâm thức, khẳng định, nhấn mạnh sự vĩnh cửu, bền vững, không đổi thay của một tình yêu chung thủy. Tình yêu đó thuộc về một mùa thu cũ, một mùa thu vĩnh hằng. Thời gian qua đi, nhưng mùa thu ở lại, tình yêu đôi ta ở lại với những vẻ đẹp muốn có của nó.
Chợt làn gió heo may
Thổi vì xao động cả
Lối đi quen bỗng lạ
Có lật theo chiều mây
Đêm về sương ướt má
Khoảnh khắc cuối thu, khoảnh khắc giao mùa như kéo nhà thơ, đánh thức nhà thơ trở về với hiện thực. Xuân Quỳnh đã lựa chọn một chi tiết rất điển hình và tế vi của khoảnh khắc cuối thu, chớm đông: làn gió heo may để diễn tả những xao động của mùa, những rung động của lòng/Phải có một giác quan tinh tế, phải có một tâm hồn nhạy cảm, Xuân Quỳnh mới đón được những giây phút giao mùa, mới cảm được cái se lạnh của gió heo may. Đó không chỉ là sự xao động của gió, không chỉ là những biến chuyển của mùa mà còn là những xúc cảm của tâm hồn khi đón nhận bước đi của thời gian. Làn gió heo may hay cái tình của con người khiến lối quen bỗng lạ. Sự phi lý của hiện thực lại là có lý trong thơ, có lý trong tình yêu. Lối quen trong mắt nhìn của một tâm hồn nhạy cảm lúc giao mùa, của một trái tim yêu đầy say đắm, nhiệt thành bỗng trở nên mới lạ.
Cỏ lật theo chiều mây
Không gian như giao hòa, như nối liền trời và đất, cỏ và mây. Động từ lật được sử dụng đầy tế vi và độc đáo, dường như Xuân Quỳnh có thể cảm nhận được từng bước động của không gian, từng bước đi của thời gian. Bức tranh cuối thu như được nối dài bất tận với một sắc xanh nối liền của cỏ, của mây, của trời, của đất. Người ta không chỉ cảm nhận được sắc màu của không gian mà còn như chạm vào được cái tươi non, ngút ngàn, đầy sức sống của sắc màu ấy, không gian ấy.
Đêm về sương ướt má
Những nét động rất khẽ, rất êm của mùa của được Xuân Quỳnh thu nhận rất tinh tế. Làn sương hôn đôi má, thiên nhiên hòa quyện với con người tạo nên nét đa tình, phong tình cho câu thơ. Dường như tình yêu của con người cũng như thấm quyện vào tình yêu của thiên nhiên.
Hơi lạnh qua bàn tay
Gió heo may không chỉ làm lối lạ, cỏ lật, sương ướt má, mà còn được cảm nhận bằng hơi lạnh qua bàn tay. Sự cảm nhận bằng xúc giác rất chân thực mà đầy tinh tế. Con người như hứng cái lạnh của đất trời, thu vào mình cái khoảnh khắc của phút giao mùa:
Tình ta như hàng cây
Đã bao mùa bão gió
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ
Phép lặp và tính nhạc đến đây đã phát huy hết hiệu quả nghệ thuật, hiệu ứng thẩm mĩ của nó. Những câu thơ dìu dặt, nhịp nhàng như một khúc hát về tình yêu muôn đời, tình yêu bất diệt. Những hình ảnh so sánh thật gần gũi, giản đơn nhưng lại chở đi những ý nghĩa sâu sắc khôn cùng. Hàng cây qua mưa gió, dòng sông qua thác lũ, và tình yêu của chúng ta, sau bao gian khó, thử thách vẫn bền vững, trường tồn. Khúc ca trở nên say mê hơn bao giờ hết, những ước vọng tình yêu trở nên rạo rực hơn bao giờ hết. Nghe trong khúc hát say mê ấy những khát vọng yêu đương đẹp đẽ, rạng ngời của tuổi trẻ, những tin tưởng tha thiết về một tình yêu chung thủy, vĩnh hằng:
Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại
Xuân Quỳnh đã lấy gió để so sánh với bước đi của thời gian, lấy cái hữu hạn của đời người để đối lập với cái vô hạn của mùa, của năm tháng. Ta như lại bắt gặp những ý niệm thời gian trong những nhịp đập cồn cào của Sóng:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Xuân Quỳnh luôn ý thức được sự trôi chảy của thời gian, sự phai tàn của tuổi trẻ nhưng sự ý thức ấy không có cái đau đớn, e sợ lỡ làng, muộn màng, không kịp, lỡ thì như trong thơ Xuân Diệu. Xuân Quỳnh để dòng thời gian trôi chảy trong thơ mình nhưng cuối cùng lại gạn lọc ra cái tính chất của đời vĩnh hằng tồn tại, đó chính là tình yêu:
Chỉ còn anh và em
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại
Điệp khúc tình yêu say mê lại được vang lên đầy tha thiết. Trái tim yêu của người nữ sĩ không thôi tin tưởng, không ngừng khẳng định sự trường tồn, bất tử của tình yêu con người. Tình yêu chính là lẽ sống ở đời, là phương thức để vĩnh hằng cùng dòng trôi chảy của thời gian. Năm tháng có qua đi, tuổi trẻ có qua đi, nhưng những nhịp đập mê mải của tình yêu đôi lứa vẫn không ngừng hối thúc, rạo rực trong triệu triệu trái tim.
Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may
Hai câu thơ kết là tiếng gọi những người yêu nhau hãy đi theo những nhịp bước của trái tim mình, đi theo sự hối thúc của tình yêu. Hình ảnh gió heo may được lặp lại, không chỉ là một điểm nhân điển hình của mùa thu, mà còn sánh bước cùng tình thu, tình người: Đi qua cùng heo may. Câu thơ khép lại bài thơ mà mở ra bao nhiêu tình yêu mới, mà hứa hẹn những yêu thương say đắm ngàn đời.
Nhan đề bài thơ là Thơ tình cuối mùa thu, nhưng người đọc lại không cảm nhận thấy nỗi buồn của một sự chấm dứt, sự luyến tiếc một cái gì sắp qua đi, mà lại thấy ngời lên trong tim mình những tin tưởng mãnh liệt, những hứa hẹn tình yêu tươi tắn, rạng ngời. Bài thơ không chỉ có độ chín của một sự trải nghiệm sâu sắc mà còn có độ xanh trong, tươi non của một tình yêu luôn trào dâng, mới mẻ và đắm say. Tính nhạc dặt dìu được tạo nên từ thể thơ năm chữ như ru, như hát, như thủ thỉ tâm tình, dẫn người đọc dạo bước mùa thu, dạo bước tình yêu. Hình ảnh thơ trong sáng, giản dị, nghệ thuật vắt dòng, lặp từ rất khéo léo, thành công khiến bài thơ như một điệp khúc tình yêu ngân vang, tha thiết. Không gian thơ rộng mở, vận động không ngừng nhưng lại có những điểm nhấn nghệ thuật có hiệu ứng thẩm mĩ cao đầy sáng tạo. Đọc Thơ tình cuối mùa thu, con người không chỉ được trông nhìn và thưởng thức một bức tranh thu đẹp đẽ, yên bình mà còn được lắng mình trải nghiệm sự vĩnh cửu, bất tử, vĩnh hằng của tình yêu: Chính tiếng thơ của cảm xúc, chính giọng điệu chân thành mà say đắm của thơ Xuân Quỳnh đã gieo vào lòng người những tin yêu muôn đời đẹp đẽ, để rồi, trong bất cứ một trái tim đang yêu nào cũng thao thiết ngân vang:
Chỉ còn anh và em
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại.
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo
- Tuần 1 sgk ngữ văn 10
- Tuần 2 sgk ngữ văn 10
- Tuần 3 sgk ngữ văn 10
- Tuần 4 sgk ngữ văn 10
- Tuần 5 sgk ngữ văn 10
- Tuần 6 sgk ngữ văn 10
- Tuần 7 sgk ngữ văn 10
- Tuần 8 sgk ngữ văn 10
- Tuần 9 sgk ngữ văn 10
- Tuần 10 sgk ngữ văn 10
- Tuần 11 sgk ngữ văn 10
- Tuần 12 sgk ngữ văn 10
- Tuần 13 sgk ngữ văn 10
- Tuần 14 sgk ngữ văn 10
- Tuần 15 sgk ngữ văn 10
- Tuần 16 sgk ngữ văn 10
- Tuần 17 sgk ngữ văn 10
- Tuần 18 sgk ngữ văn 10
- Tuần 19 sgk ngữ văn 10
- Tuần 20 sgk ngữ văn 10
- Tuần 21 sgk ngữ văn 10
- Tuần 22 sgk ngữ văn 10
- Tuần 23 sgk ngữ văn 10
- Tuần 24 sgk ngữ văn 10
- Tuần 25 sgk ngữ văn 10
- Tuần 26 sgk ngữ văn 10
- Tuần 27 sgk ngữ văn 10
- Tuần 28 sgk ngữ văn 10
- Tuần 29 sgk ngữ văn 10
- Tuần 30 sgk ngữ văn 10
- Tuần 31 sgk ngữ văn 10
- Tuần 32 sgk ngữ văn 10
- Tuần 33 sgk ngữ văn 10
- Tuần 34 sgk ngữ văn 10
- Tuần 35 sgk ngữ văn 10