Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sử lớp 7 năm học 2015
Gửi các em học sinh Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sử lớp 7 năm học 2015. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- Đề kiểm tra 1 tiết môn sử lớp 7 giữa kì 1 (Trắc nghiệm và tự luận)
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
Gửi thầy cô và các em Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sử và cấu trúc đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 năm học 2015.
SỞ GD & ĐT BÀ RỊA VŨNG TÀU
TỔ BỘ MÔN LỊCH SỬ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
MÔN LỊCH SỬ LỚP 7. NĂM HỌC 2015 – 2016
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI:
Chủ đề 1: Trung Quốc thời phong kiến:
Nét nổi bật về kinh tế, chính trị và văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến.
Chủ đề 2: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:
-Sự hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
-So sánh điểm chung về điều kiện tự nhiên của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
II. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (Thế kỉ X đến thế kỉ XIV)
Chủ đề 3: Buổi đầu độc lập thời Ngô – Đinh – Tiền Lê (Thế kỉ X):
-Nguyên nhân thành công trong buổi đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ thời Đinh-Tiền Lê
-Công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hòan đối với nước ta trong buổi đầu độc lập.
Chủ đề 4: Nước Đại Việt thời Lý (Thế kỉ XI-XII):
-Bối cảnh ra đời của nhà Lý, việc dời đô ra Thăng Long và tổ chức bộ máy nhà nước, quân đội, pháp luật thời Lý. Ý nghĩa việc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.
-Những thành tựu kinh tế, văn hóa thời Lý.
-Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077).
-Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077).
-Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Lý.
-Nhận xét về chủ trương đối nội, đối ngoại của nhà Lý
-Công lao của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống.
-Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.
Chủ đề 5: Nước Đại Việt thời Trần (Thế kỉ XIII-XIV):
-Sự thành lập Nhà Trần, nhà Trần xây dựng quân đội và phát triển kinh tế.
-Diễn biến chính của ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên.
-Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên
– Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần.
-Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần.
-So sánh điểm giống và khác nhau giữa nhà nước, pháp luật thời Trần và thời Lý.
-Những cải cách của Hồ Quý Ly. Mặt tiến bộ, hạn chế những của cải cách Hồ Quý Ly.
– Tình hình văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần.
-Những đóng góp của Trần Hưng Đạo trong ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên.
B.CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HKI
TT | Chủ đề (Nội dung) | Dự kiến số câu | Dự kiến số điểm |
1 | Lịch sử thế giới trung đại | 01 | 2.0 |
2 | Buổi đầu độc lập thời Ngô – Đinh – Tiền Lê (Thế kỉ X) | 01 | 2.0 |
3 | Nước Đại Việt thời Lý (Thế kỉ XI-XII). | 01 | 3.0 |
4 | Nước Đại Việt thời Trần (Thế kỉ XIII-XIV) | 01 | 3.0 |
Tổng | 04 | 10.0 |
Một số câu hỏi và hướng dẫn trả lời ôn tập học kì 1 Sử 7
Câu 1. Trình bày diễn biến chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 1288?
– Chờ mãi không thấy đoàn thuyền lương, Thoát Hoan tấn công Thăng Long. Nhân dân thăng Long thực hiện “vườn không nhà trống”, Thoát Hoan quyết định rút quân về nước theo 2 đường thủy-bộ.
– Tháng 4/1288: Đoàn thuyền chiến do Ô Mã Nhi chỉ huy theo sông Bạch Đằng ra biển về nước thì lọt vào trận địa cọc ngầm của quân ta. Trần Quốc Tuấn cho thuyền nhỏ ra đánh nhử, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi đuổi theo. Khi nước thủy triều rút, cọc ngầm nhô cao, thuyền giặc va vào bãi cọc vỡ đắm. Quân ta mai phục 2 bên bờ bắn tên tẩm dầu đốt cháy thuyền giặc. Quân Nguyên hoảng loạn.
– Kết quả: Toàn bộ thủy quân giặc bị ta tiêu diệt. Ô Mã Nhi bị bắt sống. Cuộc kháng chiến thắng lợi hoàn toàn.
2. Trình bày diễn biến cuộc tiến quân trên đất Tống của Lý Thường Kiệt?
– Tháng 10/1075: 10 vạn quân ta do Lý Thường Kiệt, Tông Đản, Thân Cảnh Phúc chia là 2 đạo thủy-bộ tiến vào đất Tống
– Quân bộ do Tông Đản chỉ huy tiến đánh Ung Châu.
– Quân thủy do Lý Thường Kiệt chỉ huy tiến đánh Khâm Châu và Liêm Châu. Sau khi phá hủy kho tàng của giặc thì tiến về Ung Châu.
– Sau 42 ngày đêm chiến đấu ta hạ thành Ung Châu. Sau đó rút về nước.
3. Kế hoạch đánh giặc của Trần Quốc Tuấn độc đáo ở những điểm nào?
– Kế hoạch đánh giặc độc đáo của Trần Quốc Tuấn là kế thừa truyền thống đánh giặc thời Ngô Quyền, ông cho người lên rừng đốn cây, đầu vót nhọn có bịt sắt cắm dưới lòng sông Bạch Đằng. Khi nước triều lên ông cho quân chèo thuyền nhỏ ra đánh nhử giặc, khi thuyền giặc va vào bãi cọc thì quân mai phục đồng loạt tấn công và chiến thắng.
– Tránh lúc giặc mạnh, đánh lúc giặc yếu, từ bị động chuyển thành chủ động.
4 .Tại sao sau khi đánh thắng quân xâm lược Tống thì Lý Thường Kiệt lại chủ trương giảng hòa?
Lý Thường Kiệt chủ trương giảng hòa là vì:
– Muốn kết thúc nhanh chóng cuộc chiến tranh vì chiến tranh kéo dài sẽ gây nhều đau thương và mất mát cho nhân dân 2 nước.
– Thể hiện tinh thần nhân đạo của dân tộc Đại Việt.
– Muốn xác lập lại mối quan hệ hòa hiếu giữa 2 nước Việt-Tống để nhân dân sống trong thái bình.
5. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
– Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia kháng chiến.
– Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của nhà Trần trong kháng chiến
– Đường lối, chiến lược, chiến thuật vô cùng độc đáo và sáng tạo của vua quan nhà Trần. Trần Quốc Tuấn là thiên tài quân sự, là người có công lớn nhất trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên.
– Tinh thần đoàn kết toàn quân và toàn dân ta đã tạo sức mạnh đánh tan quân thù xâm lược.
6. Lập bảng thống kê các sự kiện chính của nước Đại Việt thời Trần.
Thời gian | Sự kiện chính |
Tháng 12/1226 | Trần Cảnh kết hôn Lý chiêu Hoàng. Nhà Trần thành lập. |
Năm 1258 | Cuộc kháng chiến lần thứ I chống quân Mông Cổ. |
Năm 1283 | Hội nghị vương hầu tại bến Bình Than. |
Năm 1285 | Hội nghị Diên Hồng. |
Năm 1285 | Cuộc kháng chiến lần thứ II chống quân Nguyên xâm lược. |
Năm 1287-1288 | Cuộc kháng chiến lần thứ III chống quân Nguyên xâm lược. |
Năm 1400 | Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, lập nên nhà Hồ. |
Năm 1400-1407 | Hồ Quý Ly quản lí đất nước, đổi quốc hiệu là Đại Ngu. |