Đề và đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh lớp 7 năm 2015

DayHocTot.com xin gửi tới các em học sinh “Đề và đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh lớp 7 năm 2015”. Hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.

Tham khảo ngay Đề và đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh lớp 7 năm 2015: Tại sao nhiều ao đào thả cá, không thả trai mà tự nhiên lại có trai?

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

MÔN: SINH HỌC LỚP 7

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Năm học: 2015 – 2016

1: (1đ) Nêu những đặc điểm chung của động vật nguyên sinh?

2: (1đ) Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước?

3: (2đ) Hãy trình bày sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?

4: (1 đ) Vì sao châu chấu non phải lột xác nhiều lần mới lớn lên thành châu chấu trưởng thành?

5:  (3đ)

  1. Trong đời sống hàng ngày giun đũa đã gây tác hại như thế nào đến sức khỏe con người?
  2. Để phòng chống giun đũa ở người chúng ta cần có những biện pháp nào?

6:  (2đ) Tại sao nhiều ao đào thả cá, không thả trai mà tự nhiên lại có trai?


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I – MÔN SINH HỌC 7

Năm học: 2015 – 2016

Thời gian: 45 phút.

1: (1 điểm)

Động vật nguyên sinh có đặc điểm chung là:

–         Cơ thể có kích thước hiển vi.

–         Chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.

–         Phần lớn: Dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm.

–         Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.

2: (1 điểm)

Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống dưới nước:

–         Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn, gắn chặt với thân, giúp cho thân cá cử động dễ dàng và giảm sức cản của nước.

–         Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước làm màng mắt không bị khô và dễ dàng phát hiện ra con mồi và kẻ thù.

–         Vảy cá có da bao bọc; trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày làm giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường nước và giảm sức cản của nước.

–         Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang và giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường nước.

–         Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang và có vai trò như bơi chèo.

3: (2 điểm)

Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi:

–         Ở thủy tức: Khi chồi con tự kiếm được thức ăn, tách khỏi cơ thể mẹ để sống độc lập.

–         Ở san hô: Chồi con không tách rời ra mà dính với cơ thể mẹ, tạo nên tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau.

4: (1 điểm)

Châu chấu non lột xác nhiều lần mới trở thành dạng trưởng thành vì:

Lớp vỏ cuticun của cơ thể chúng kém đàn hồi nên khi lớn lên, vỏ cũ phải bong ra để vỏ mới hình thành. Trong khoảng thời gian trước khi vỏ mới cứng lại thì châu chấu non lớn lên một cách nhanh chóng.

5: (3 điểm)

a.     Tác hại của giun đũa  đến sức khỏe con người trong đời sống hàng ngày:

–         Lấy chất dinh dưỡng của người.

–         Sinh ra độc tố gây buồn nôn, đau bụng vặt ăn không tiêu hoặc gây tắt ruột, tắt ống mật.

b.     Biện pháp để phòng chống giun đũa kí sinh ở người:

–         Giữ gìn vệ sinh khi ăn uống như rửa tay trước khi ăn, không để đất, cát dính vào đầu móng tay, không cho ruồi nhặng đậu vào thức ăn và không dùng phân bắc tưới bón cây, không ăn rau sống có liên quan đến bệnh giun đũa.

–         Mỗi người phải tẩy giun 1 đến 2 lần trong một năm.

6: (2 điểm)

Nhiều ao đào thả cá, không thả trai mà tự nhiên lại có là do:

Ấu trùng của trai khi nở ra, sống bám vào da và mang cá một vài tuần trước khi rơi xuống bùn. Khi thả cá, ấu trùng trai theo cá vào ao.

 

Các đề thi và bài kiểm tra lớp 7 khác

Bài học nổi bật nhất

Top 10 trường học nổi bật

Đề thi lớp 7 mới cập nhật