Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Sinh lớp 7 – Dinh dưỡng của sốt rét và trùng kiết lị giống và khác...

DayHocTot.com xin gửi tới các em học sinh “Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Sinh lớp 7 – Dinh dưỡng của sốt rét và trùng kiết lị giống và khác...”. Hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.

Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Sinh này là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 7, giúp các bạn ôn tập lại kiến thức học kì 1 lớp 7. Mời các bạn tham khảo.

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I (2017 – 2018)

Môn Sinh học 7

Thời gian làm bài:  45 phút

I. Trắc nghiệm(2đ) Khoanh tròn vào chữ cái (a, b, c, d) đứng trước câu trả lời đúng

1. Trùng roi dinh dưỡng giống thực vật ở điểm:

A. Dị dưỡng          B. Tự dưỡng             C. Ký sinh                    D. Cộng sinh

2. Môi trường sống của thủy tức:

A. Nước ngọt B. Nước mặn C. Nước lợ                 D.Ở đất

3. Hình thức sinh sản giống nhau giữa san hô và thủy tức:

A. Tái sinh    B. Thụ tinh     C. Mọc chồi     D. Tái sinh và mọc chồi

4. Đặc điểm không phải của giun dẹp:

A. Cơ thể dẹp        B. Cơ thể đối xứng toả tròn .

C. Cơ thể gồm,đầu, đuôi, lưng, bụng.    D. Cơ thể đối xứng 2 bên

5. Môi trường kí sinh của giun đũa ở người là:

A. Gan      B. Thận      C. Ruột non         D. Ruột già

6. . Số đôi phần phụ của nhện là:

A. 4 đôi      B. 6 đôi       C. 5 đôi       D. 7 đôi

7. Nơi sống phù hợp với giun dất là:

A. Trong nước   B. Đất khô      C. Lá cây          D.Đất ẩm

8. Trai hô hấp bằng:

A. Phổi     B. Da      C. Các ống khí        D. Mang

Hãy chọn nội dung ở cột A sao cho phù hợp với cột nội dung ở cột B vào cột trả lời.

CỘT A

CỘT B

TRẢ LỜI
1. Giun đũa

2.Thủy tức

3. Trùng biến hình

4. Châu chấu

A. Cơ thể có đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi.

B. Cơ thể hình trụ, thuôn hai đầu,có khoang cơ thể chưa chính thức, ống tieu hóa có ruột sau và hậu môn.

C. Cơ thể có 3 phần Rõ : đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân ,2 đôi cánh.

D. Cơ thể có hình dạng không ổn định, thường biến đổi.

1…..

2…..

3…..

4…..

 II. Tự luận (7đ):

1. Dinh dưỡng của sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau như thế nào? (2đ)

2. Trình bày đặc điểm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh? (3đ)

3. Vì sao nói san hô chủ yếu có lợi? Người ta sử dụng cành san hô để làm gì?(2đ)

________ HẾT _________

Trắc nghiệm: (3 điểm)     Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất mỗi câu 0,25đ

ĐỀ 1 2 3 4 5 6 7 8 9
132 B A C B C B D D 1.B        2.A      3. D        4.C

Tự luận (7 điểm)

1/ Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau như :

– Giống: cùng ăn hồng cầu. (0,5đ)

– Khác:

+Trùng kiết lị lớn,”nuốt” nhiều hồng cầu một lúc và tiêu hóa chúng, rồi sinh sản nhân đôi liên tiếp(0,5đ)

+ Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào hồng cầu ký sinh, ăn hết chất nguyên sinh trong hồng cầu rồi sinh sản cho nhiều trùng mới cung một lúc, rồi phá vở hồng cầu ra ngoài. Sau đó mổi trùng chui vào 1 hồng cầu khác cứ thế tiếp diễn (1đ)

2/ +Cơ thể dẹp. (0,5đ)

+Đối xứng 2 bên. (0,5đ)

+ Ruột phân nhánh. (0,5đ)

+ Mắt, lông bơi tiêu giảm. (0,5đ)

+ Không có hậu môn. (0,5đ)

+ Giác bám, cơ quan tiêu hóa, cơ quan sinh dục phát triển. (0,5đ)

3/ *San hô chủ yếu có lợi về:

– Ấu trùng của san hô là thức ăn của động vật biển (0,5đ)

– Các loài san hô tạo thành các rạng bờ viền, bờ chắn, đảo san hô,…là những hệ sinh thái đặc sắc của đại dương. (0,5đ)

*Người ta bẻ cành san hô ngâm vào nước vôi nhằm hủy hoại phần thịt của san hô, còn lại là bộ xương bằng đá vôi chính là vật trang trí. (1đ)

Các đề thi và bài kiểm tra lớp 7 khác

Bài học nổi bật nhất

Top 10 trường học nổi bật

Đề thi lớp 7 mới cập nhật