Đề trường THCS Ninh Sở Môn Lý cuối kì 1 năm học 2016 – 2017

Gửi các em học sinh “Đề trường THCS Ninh Sở Môn Lý cuối kì 1 năm học 2016 – 2017”. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.

Đề thi học kì 1 môn vật lý lớp 6 – trường THCS Ninh Sở năm học 2016 – 2017: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực như thế nào ?

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NINH SỞ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2016 – 2017

MÔN: VẬT LÝ – LỚP 6

Thời gian làm bài 45 phút

A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

I. Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

1: Dụng cụ đo độ dài là.

a.Thước đo      b. Cân        c. Bình chia độ          d. Bình tràn

2: Đơn vị đo khối lượng là

a. Mét (m)   b. Niutơn (N)      c. Ki- lô-gam (kg)     d. Mét khối (m3).

3:Trong các số liệu sau, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hóa:

a. Trên nhãn của chai nước có ghi: 300 ml

b. Trên vỏ hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén

c. Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99

d. Trên vỏ túi bột giặt có ghi: Khối lượng tịnh 1kg.

4: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:

a. Thể tích bình tràn.     b. Thể tích nước còn lại trong bình tràn

c. Thể tích bình chứa. d. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa

5: Treo thẳng đứng 1 lò xo, đầu dưới treo quả nặng 100g thì độ biến dạng của lò xo là 0,5cm. Nếu thay đổi quả nặng trên bằng quả nặng khác thì độ biến dạng của lò xo là 1,5cm. Lực đàn hồi của lò xo trong trường hợp này bằng:

a. 1N.    b. 3N.     c. 30N.          d. 100N.

6: Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để làm công việc nào dưới đây ?

a. Kéo cờ lên đỉnh cột cờ.

b. Đưa thùng hàng lên xe ô tô.

c. Đưa thùng nước từ dưới giếng lên.

d. Đưa vật liệu xây dựng lên các tầng cao theo phương thẳng đứng.

7: Một vật có trọng lượng 450N sẽ có khối lượng bằng bao nhiêu ?

a. 4,5kg b. 45kg c. 0,45kg                    d. 450kg.

8: Vì sao quả bóng nằm yên trên mặt đất ?

a. Vì có lực tác dụng lên quả bóng b. Vì trái đất không hút quả bóng.

c. Vì quả bóng không hút trái đất . d. Vì quả bóng chịu tác dụng của hai lực cân bằng.

II. Chọn từ (cụm từ) thích hợp điền vào chổ trống trong các câu sau:

9: Hai lực cân bằng là hai lực cùng lên 1 vật có  …………………… bằng nhau, phương cùng nằm trên một đường thẳng, ………………….. ngược nhau.

10: Các máy cơ đơn giản thường dùng là đòn bẩy,  ………………., ròng rọc.

III. Điền chữ “Đ” nếu nhận định đúng, chữ “S” nếu nhận định sai vào ô vuông ở các câu sau:

11: Trọng lực có phương nằm ngang, chiều hướng về phía Trái Đất.

12: Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.

III. Ghép mỗi cụm từ ở cột A với một cụm từ ở cột B để được câu đúng.

Cột A

Cột B

Ghép

13. Dụng cụ đo độ dài là

14. Dụng cụ đo khối lượng là

15. Đơn vị đo thể tích là

a/ cân

b/ bình chia độ

c/ mét khối(m3)

d/ thước

13+…….

14+…….

15+…….


B.TỰ LUẬN (6 điểm)

1. (1,5 điểm):

Khối lượng của một vật chỉ gì ? Trên vỏ một hộp bánh có ghi 0,5 kg. Số đó chỉ gì ?

2. (1,5điểm):

Nêu các kết quả tác dụng của lực. Mỗi trường hợp lấy một ví dụ.

3. (1 điểm):

Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực như thế nào ?

4: (2 điểm)

Một vật làm bằng chì có thể tích 500 cm3.

a/ Tính khối lượng và trọng lượng của vật. Cho khối lượng riêng của chì là 11300 kg/m3.

b/ Một vật khác đồng chất có thể tích 50 dm3 thì có trọng lượng là bao nhiêu ?


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

A. TRẮC NGHIỆM (4 đ):

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Đáp án

a c d d b b b d cường độ- chiều mặt phẳng nghiêng S Đ d a c
Điểm


B.TỰ LUẬN (6đ):

Câu

Đáp án

Điểm
1 Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.

Trên vỏ hộp bánh có ghi 0,5 kg. Số đó chỉ khối lượng của bánh trong hộp là 0,5 kg.

1 đ

0,5 đ

2

 

 

 

Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm vật đó biến dạng, hoặc đồng thời làm biến đổi chuyển động của vật và làm biến dạng vật.

– Cho ví dụ trong mỗi trường hợp.

0,75đ

 

 

 

0,75đ

3 Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật. 1 đ

 

 

4 a/  V = 500 cm3 = 0,0005 m3

Khối lượng của vật là:

m= D.V = 0,0005.11300 = 5,65 kg

Trọng lượng của vật là:

P = 10.m = 10.5,65 = 56,5 N

b/ V= 50 dm3= 0,05m3

Trọng lượng của vật đồng chất khác:

P = d.V = 10.D.V = 10.11300.0,05= 5650N.

0,25đ

 

0,5đ

 

 

0,5 đ

0,25đ

 

0,5đ

 

Các đề thi và bài kiểm tra lớp 6 khác

Bài học nổi bật nhất

Top 10 trường học nổi bật

Đề thi lớp 6 mới cập nhật