6 câu hỏi hay trong đề cuối năm Vật Lý lớp 6 năm học 2016 – 2017

DayHocTot.com xin gửi tới các em học sinh “6 câu hỏi hay trong đề cuối năm Vật Lý lớp 6 năm học 2016 – 2017”. Hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.

1. (1,5 điểm): Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn?

2. (2 điểm):

a. Trong các chất rắn, lỏng, khí, chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất?

b. Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?

3 (1,5 điểm):

a. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào?

b. Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng.

Loại nhiệt kế

Thang nhiệt độ

Thủy ngân

Từ -100C đến 1100C

Rượu

Từ -300C đến 600C

Kim loại

Từ 00C đến 4000C

Y tế

Từ 350C đến 420C

Phải dùng loại nhiệt kế nào để đo nhiệt độ của: bàn là, cơ thể người, nước sôi, không khí trong phòng?

4 (1,5 điểm): Thế nào là sự nóng chảy? Cho hai ví dụ về sự nóng chảy.

5 (2 điểm): Nêu điểm khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ? Làm thế nào để sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn?

6 (1,5 điểm): Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi Mặt Trời mọc, sương mù lại tan?


Đáp án và biểu điểm

Câu

Đáp án

Biểu điểm

1 – Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

– Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

0,75 đ

0,75 đ

2 a/ Trong các chất rắn, lỏng, khí, chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.

b/ Do khi trời nắng nóng, các tấm tôn sẽ nở ra, nếu như mái tôn thẳng không có hình lượn sóng thì các cây đinh sẽ bị bung ra, còn nếu như mái tôn hình lượn sóng thì sẽ đủ diện tích để  dãn nở.

1 đ

 

1 đ

3 a/ Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.

b/ – Nhiệt kế kim loại : đo nhiệt độ của bàn là

– Nhiệt kế y tế : đo nhiệt độ cơ thể người

– Nhiệt kế thủy ngân : đo nhiệt độ nước sôi

– Nhiệt kế rượu : đo nhiệt độ không khí trong phòng

0,5 đ

 

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

4 – Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

– Ví dụ (tùy học sinh): Đốt một ngọn nến, nước đá đang tan.

0,5 đ

1 đ

5 – Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

– Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.

– Trong không khí có hơi nước, bằng cách giảm nhiệt độ của không khí, sẽ làm cho hơi nước trong không khí ngưng tụ nhanh hơn.

0,5 đ

0,5 đ

 

1 đ

6 – Sương mù thường có vào mùa lạnh.

– Khi Mặt Trời mọc, nhiệt độ tăng lên làm cho tốc độ bay hơi tăng nên sương mù tan.

0,5 đ

1 đ

Các đề thi và bài kiểm tra lớp 6 khác

Bài học nổi bật nhất

Top 10 trường học nổi bật

Đề thi lớp 6 mới cập nhật