Đề ôn tập hè lớp 5 môn Tiếng Việt Tuần 4
Gửi các em học sinh Đề ôn tập hè lớp 5 môn Tiếng Việt Tuần 4. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- Đề ôn tập hè lớp 5 môn Tiếng Việt Tuần 3
- Đề ôn tập hè lớp 5 môn Tiếng Việt Tuần 2 năm 2015
- Đề ôn tập hè lớp 5 môn Tiếng Việt Tuần 1 năm 2015
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
Đề ôn tập hè lớp 5 môn Tiếng Việt Tuần 4
Tiếng Việt : Ôn tập các mẫu câu kể, văn tả cây cối
Bài 1: Phân loại các mẫu câu kể trong các ví dụ sau:
a, Bông cúc là nắng làm hoa
Bướm vàng là nắng bay xa lượn vòng
b, Sân trường đông vui, nhộn nhịp.
c, Cô giáo đang giảng bài.
Bài 2: Cho đoạn văn sau, hãy phân loại 3 mẫu câu kể đã học:
(1) Chích bông là một loài chim bé nhỏ xinh đẹp trong thế giới loài chim.(2) Hai chân xinh xinh bằng hai chiếc tăm. (3)Hai cái cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút. (4)Cặp mỏ chích bông bé tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại.(5) Chích bông gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt.(6) Nó moi những con sâu độc ác nằm bí mật trong thân cây vừng mảnh dẻ, ốm yếu. (7)Chích bông là bạn của trẻ em và cũng là bạn của bà con nông dân.
Bài 3: Đặt câu:
a, Đặt 1 câu thuộc mẫu câu Ai làm gì ?
b, Đặt 1 câu thuộc mẫu câu Ai thế nào gì ?
c, Đặt 1 câu thuộc mẫu câu Ai là gì ?
Bài 4: Cho mẩu chuyện vui sau :
(1)Một hôm hai người bạn chia tay nhau. (2)Tình bạn của họ thật là thắm thiết.(3)Nhưng họ lại quá bủn xỉn. (4)Bịn rịn mãi mà họ chẳng nói được câu nào.(5) Cuối cùng, người ở lại đành nói trước:
– (6)Ôi ! Tớ nhớ cậu vô cùng ! (7)Đưa cho tớ cái nhẫn ! (8)Khi nào nhớ cậu, tớ sẽ ngắm nó thật kĩ.(9) Cái nhẫn sẽ là vật kỉ niệm của 2 chúng ta.
(10)Người đi xa đáp lại ngay:
– (11)Việc gì phải phiền phức quá như vậy? (12) Khi nào nhớ tớ, cậu chỉ cần nhìn ngón tay. (13)Nó sẽ nhắc cậu về cái ngày mà cậu định xin cái nhẫn mà tớ không cho.
a, Hãy tìm 1 câu kể, câu khiến, câu cảm, câu hỏi trong mẫu chuyện trên.
b, Hãy xác định các mẫu câu kể trong mẩu chuyện .
Bài 5: Lập dàn ý tả một cây em thích.
Ôn tập về dấu câu, văn tả cây cối
Bài 1: Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có tác dụng gì ?
– Chào bác ! – Em bé nói với tôi.
– Cháu đi đâu vậy? – Tôi hỏi em.
– Thưa bác, cháu đi học.
– Sáng nay rét lắm. Thế mà cháu vẫn đi à?
– Thưa bác, vâng.
Bài 2: Điền dấu chấm, dấu phẩy và dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau đây:
Nhà văn Nguyễn Văn Bỗng tâm sự ¨ ở cơ quan hội văn nghệ giải phóng ¨ các chiến sĩ thường xưng hô với chúng tôi một cách gia đình ¨ tự xưng mình là cháu ¨ gọi chúng tôi bằng chú ¨ bác. Các cháu ấy nhìn Lê Anh Xuân ¨ lúc gọi anh ¨ lúc gọi chú ¨
Bài 3: Đặt dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong đoạn trích dưới đây. Nói rõ tác dụng của từng loại dấu.
Yết Kiêu đục thuyền giặc, chẳng may bị giặc bắt …
Tướng giặc: – Mi là ai ….
Yết Kiêu: – Ta là Yết Kiêu, một chàng trai đất Việt ….
Tướng giặc: – Mi đục chiến thuyền của ta phải không …..
Yết Kiêu: – Phải ….
Tướng giặc: – Phải là thế nào ….
Yết Kiêu: – Phải là lẽ phải thế ……
Bài 4: Viết một bài văn tả một cây bóng mát.