Giải bài 3 trang 136 SGK Hóa học 10 Nâng cao

Người ta có thể điều chế KCl bằng:

Người ta có thể điều chế KCl bằng:

a) một phản ứng hóa hợp.

b) một phản ứng phân hủy.

c) một phản ứng trao đổi.

d) một phản ứng thế.

1. Hãy dẫn ra phản ứng cho mỗi trường hợp trên.

2. Trường hợp nào là phản ứng oxi hóa – khử? Trong đó số oxi hóa của clo thay đổi như thế nào?

Giải

1) Các phản ứng điều chế KCl

Một phản ứng hóa hợp:

\(2\mathop K\limits^0  + \mathop {C{l_2}}\limits^0 \,\, \to \,\,2\mathop K\limits^{ + 1} \mathop {Cl}\limits^{ - 1} \)             (1)

Một phản ứng phân hủy:

\(2K\mathop {Cl}\limits^{ + 5} \mathop {{O_3}}\limits^{ - 2} \,\buildrel {Mn{O_2},{t^0}} \over \longrightarrow 2K\mathop {Cl}\limits^{ - 1}  + 3\mathop {{O_2}}\limits^0  \uparrow \)         (2)

Một phản ứng trao đổi:

\(\mathop {{K_2}}\limits^{ + 1} S{O_4} + \mathop {Ba}\limits^{ + 2} \mathop {C{l_2}}\limits^{ - 1} \,\, \to \,\,\mathop {Ba}\limits^{ + 2} S{O_4} \downarrow  + 2\mathop K\limits^{ + 1} \mathop {Cl}\limits^{ - 1} \)   (3)

Một phản ứng thế:

\(2\mathop K\limits^0  + 2\mathop H\limits^{ + 1} \mathop {Cl}\limits^{ - 1} \,\, \to \,\,2\mathop K\limits^{ + 1} \mathop {Cl}\limits^{ - 1}  + \mathop {{H_2}}\limits^0  \uparrow \,\,\)       (4)

2) Các phản ứng (1), (2) và (4) là phản ứng oxi hóa – khử.

Trong (1): Số oxi hóa của clo giảm từ 0 xuống – 1.

Trong (2): Số oxi hóa của clo giảm từ +5 xuống – 1.

Trong (3), (4): Số oxi hóa của clo không thay đổi.

Các bài học liên quan
Bài 5 trang 139 SGK Hóa học 10 Nâng cao

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 10 mới cập nhật