Đề kiểm tra 1 tiết lớp 10 môn Hóa học – THPT Nguyễn Huệ 2016

DayHocTot.com xin gửi tới các em học sinh “Đề kiểm tra 1 tiết lớp 10 môn Hóa học – THPT Nguyễn Huệ 2016”. Hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.

Đề kiểm tra 1 tiết lớp 10 môn Hóa học chương 2 của trường THPT Nguyễn Huệ.

Phần trắc nghiệm:

I. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất

1: Sắp xếp các bazơ: Al(OH)3, Mg(OH)2, Ba(OH)2 theo độ mạnh tăng dần

A. Ba(OH)2 < Mg(OH)2 < Al(OH)3


B.
Mg(OH)2 < Ba(OH)2 < Al(OH)3

C.Al(OH)3 < Mg(OH)2 < Ba(OH)2


D.
Al(OH)3 < Ba(OH)2 < Mg(OH)2

2: Các nguyên tố nhóm IA có điểm chung là:

A. số proton                            
B.
Số nơtron

C.Dễ dàng nhường 1 e            
D.
Số electron

3: Số nguyên tố trong chu kỳ 3 và 5 là :

A. 18 và 18                      
B.
8 và 18


C.
8 và 8                         
D.
18 và 8

4: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Nhận xét sai là

A. X có 6 electron ở lớp ngoài cùng.


B.
X có 4 electron p ở lớp ngoài cùng.

C.X có ba lớp electron.


D.
X là nguyên tố khí hiếm.

5: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có số chu kì nhỏ là

A. 2                                  
B.
1


C.
3                                 
D.
4

6: Ion Y có cấu hình e: 1s2 2s2 2p63s23p6. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là:

A. chu kì 3, nhóm VIIA                   
B.
Chu kì 3, nhóm VIIIA

C.chu kì 4, nhóm IA                      
D.
Chu kì 4, nhómIIA

7: Trong 1 chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử:

A. Tăng dần                            
B.
Giảm dần

C.Không tăng, không giảm     
D.
Vừa tăng, vừa giảm

8: Các nguyên tô nhóm A trong bảng tuần hoàn là

A. các nguyên tố p.                 
B.
các nguyên tố s.

C. các nguyên tố s và p.          
D.
các nguyên tố d và f

9 : Nguyên tố thuộc nhóm VA có hóa trị cao nhất với oxi và hóa trị trong hợp chất với hiđro lần lượt là :

A. III và III                            
B.
III và V


C.
V và V                               
D.
V và III

10 : Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

A. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần


B.
Tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần

C. Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần


D.
Tính phi kim và tính kim loại đều giảm dần

11 : Cho Thứ tự tính kim loại tăng dần là:

A. P, Si, Al, Ca, Mg ;

B.P, Al, Mg, Si, Ca

C.P, Si, Al, Mg, Ca

D.P, Si, Mg, Al, Ca

12: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây luôn nhường 2 electron trong các phản ứng hoá học ?

A. Na                      
B.Mg                  
C.Al                  
D.Si

II. Phần tự luận.(4đ)

Câu 1: (2đ) Oxit cao nhất của nguyên tố R là R2O5. Trong hợp chất khí với hidro, R chiếm 96,15% về khối lượng, xác định nguyên tử khối của R.

Câu 2: (2đ) Hòa tan 3,9 gam kim loại trong nhóm IA trong Vml dung dịch HCl 0,1M thu được 1,12 lít khí ( đktc).

1. Xác định tên kim loại.

2. Tính V, biết dùng dư 10% so với thực tế.


ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA LỚP 10 MÔN HÓA HỌC

I. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án C C B D C A B C D C C B

II. Phần tự luận:

Câu 1: Oxit của R là R2O5

=> R thuộc nhóm VA .

Hợp chất của R với hiđro có công thức: RH3

Theo đề ta có:
hoa-hoc-10
2: 2R   +   2HCl ->   2RCl   +   H2

         0,1mol       0,1mol                    0,05mol

Ta có: 1-hoa-hoc-10

Vậy R là nguyên tố K

b.Ta có:

2-hoa-hoc-10

Vậy thể tích dd HCl đã dùng là:

1+ 1. 10/100 = 1,01 (l)

Các đề thi và bài kiểm tra lớp 10 khác

Bài học nổi bật nhất

Top 10 trường học nổi bật

Đề thi lớp 10 mới cập nhật