Lý thuyết bài đông máu và nguyên tắc truyền máu
I. Máu Ở người bình thường, một vết đứt tay hay vết thương nhỏ làm máu chảy ra ngoài da, lúc đầu nhiều, sau ít dần rồi ngừng hàn nhờ một khối máu đông bít kín vết thương.
I. Máu
Ở người bình thường, một vết đứt tay hay vết thương nhỏ làm máu chảy ra ngoài da, lúc đầu nhiều, sau ít dần rồi ngừng hàn nhờ một khối máu đông bít kín vết thương.
Ở người có số lượng tiểu cầu quá ít, dưới 35 000/ml máu, máu sẽ khó đông khi bị chảy máu, thậm chí có thể chết nếu không được cấp cứu bằng các biện pháp đặc biệt.
Trong huyết tương có một loại prôtêin hòa tan gọi là chất sinh tơ máu. Khi va cham vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng enzim. Enzim này làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông. Tham gia hình thành khối máu đông còn có nhiều yếu tố khác, trong đó có ion canxi (Ca2+) (sơ đồ sau).
II. Các nguyên tắc truyền máu
I. Các nhóm máu ở người
- Thí nghiệm : Các Lanstâynơ (Karl Landsteiner) đã dùng hồng cầu của một người trộn với huyết tương của những người khác và ngược lại, lấy huyết tương của một người trộn với hồng cầu của những người khác (hình 15).
- ông nhận thấy rằng :
+ Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B.
+ Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là a (gây kết dính A) và p (gây kết dính B).
+ Tổng hợp lại: có 4 loại nhóm máu.
Hình 15. Kết quả thí nghiệm phản ứng giữa các nhóm máu
• Nhóm máu O: hồng cầu không có cả A và B, huyết tương có cả a và p.
• Nhóm máu A : hồng cầu chỉ có A, huyết tương không có a, chỉ có p.
• Nhóm máu B : hồng cầu chỉ có B, huyết tương không có p, chỉ có a.
• Nhóm mau AB : hồng cầu có cả A và B, huyết tương không có a và b.
2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu