Câu 1. Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron. Câu 2. Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức sơ đồ. Câu 3. Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.
Câu 1. Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng trụ não, não trung gian và tiểu não. Câu 2. Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi.
Câu 1. Cận thị là do đâu ? Làm thế nào để nhìn rõ ? Câu 2. Tại sao người già thường phải đeo kính lão ? Câu 3. Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiều ? Câu 4. Nêu rõ những hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh.
Hãy làm thí nghiệm sau: Thiết kế 1 dụng cụ giống ống nghe của bác sĩ nhưng dùng 2 ống cao su nối với tai có độ dài khác nhau. Nhắm mắt và thử xác định xem có cảm nhận gì khi gãi trên màng cao su.
Câu 1. Phân biệt tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện. Câu 2. Trình bày quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện (tự chọn) và nêu rõ những điều kiện để sự hình thành có kết quả. Câu 3. Nêu ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và con người.
Câu 1. Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện trong đời sống con người ? Câu 2. Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người ?
Câu 1. Nêu rõ ý nghĩa sinh học của giấc ngủ. Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì ? Câu 2. Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh cần quan tâm tới những vấn đề gì ? Vì sao như vậy ?
I - Cơ quan phân tích Chúng ta nhận biết được những tác động của môi trường xung quanh cũng như mọi đổi thay của môi trường bên trong cơ thể là nhờ các cơ quan phân tích.
I. Các tật của mắt 1. Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. Thấy mắt ngứa, không được dụi tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt.