Văn bản trang 23 SGK Ngữ văn 10

Mỗi văn bản trên được người nói, người viết tao ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?

KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Văn bản là sản phẩm của hoạt động ngôn ngữ dùng trong giao tiếp, được diễn đạt bằng hình thức nói hoặc viết.

2. Các đặc điểm của văn bản:

+ Có tính thống nhất về chủ đề.

+ Liên kết câu chặt chẽ, các ý được kết cấu mạch lạc như có trình tự.

+ Văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc.

+ Mỗi văn bản nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.

3. Các loại văn bản bao gồm: văn bản theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (nhật kí thư từ), văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thơ, truyện...) văn bản theo phong cách ngôn ngữ khoa học (bài luận, báo cáo khoa học...); văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính (đơn, biên bản...) văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận (lời kêu gọi, bình luận chính trị,...) văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí (bản tin, phóng sự...) (gồm 6 loại, dựa trên mục đích giao tiếp và phạm vi sử dụng)

4. HS biết vận dụng kiến thức trên vào việc tạo lập văn bản.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM

   Đọc các văn bản (1), (2), (3) (SGK trang 23, 24) và trả lòi các câu hỏi bên dưới:

Câu 1. Mỗi văn bản trên được người nói, người viết tao ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?

Câu 2: Mỗi văn bản trên đê cập vấn đề gì? vấn đề đó được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản như thế nào?

Câu 3: Mỗi văn bản trên được tao ra nhằm mục đích gì?

   Gợi ý trả lời

   Văn bản (1)

+ Loại hoạt động: được tạo ra trong sinh hoạt hàng ngày, nhằm khuyên nhủ nhau, đúc rút kinh nghiệm trong quan hệ xã hội

 + Dung lượng ngắn, súc tích.

+ Nội dung đề cập tới vấn đề ảnh hưởng của môi trường đến phẩm chất con người.

+ Mục đích: khuyên nhủ nhau giữ gìn phẩm chất và xây dựng môi trường sông lành mạnh.

Văn bản (2)

+ Loại hoạt động: được tạo ra trong hoạt động chính trị, nhằm kêu gọi đồng bào toàn quốc đứng lên chống Pháp.

+ Dung lượng dài hơn các văn bản trên.

+ Nội dung: Kêu gọi nhân dân chống Pháp

+ Mục đích: Thuyết minh.

   Văn bản 2: Hai dòng đầu và hai dòng sau có kết cấu tương đương, có ý nghĩa giá trị và hình thức gần giống nhau, đứng cạnh nhau, lặp lại mô hình cú pháp và cụm từ “Thân em”.

   Văn bản 3: Có kết cấu ba phần

+ Mở đầu: Từ đầu đến “...làm nô lệ” (Nêu tóm tắt tình hình thực tế và lí do phải đứng dậy kháng chiến).

+ Nội dung chính: Tiếp đến “... nhất định về dân tộc ta” (Lời kêu gọi các tầng lóp nhân dân và chiến sĩ, tự vệ, dân quân).

+ Lời kết: Khẳng định niềm tin tất thắng.

Câu 4. Dấu hiệu mở đầu và kết thúc của văn bản (4)

- Dấu hiệu mở đầu là câu hô gọi “Hỡi đồng bào toàn quốc!”.

- Dấu hiệu kết thúc: là hai câu khẩu hiện thể hiện niềm tin và lòng quyết tâm.

II. CÁC LOẠI VĂN BẢN

1. Vấn để và lĩnh vực của văn bản

Văn

bản

Vấn đề

Lĩnh vực

Từ ngữ

Cách thức thể hiện

1

Ảnh hưởng giữa môi trường và phẩm chất, nhân cách con người

Cuộc sống

thường

ngày

Thường ngày

Khẩu ngữ

2

Thân phận người con gái

Nghệ

Thuật

Nhiều hình ảnh có sức gợi cảm

Biểu cảm

3

Kháng chiến chống Pháp

Chính trị

Lĩnh vực chính tri

Thuyết

minh

 

 

Câu 2: So sánh văn bản (2), (3) với một bài hoc thuộc môn khoa học khác (văn bản 4) và một đơn xin nghỉ hoc (5). Rút ra nhận xét:

(HS tự tìm một bài học bất kì của các môn nêu trên - thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học, và đơn xin nghỉ học - thuộc phong cách hành chính)

   HS tham khảo sơ đồ dưới đây:

 

Văn

bản

Phạm vi sử dụng

Mục đích giao tiếp

Lớp từ ngữ riêng

Kết câu trình bày

1

Nghệ

Thuật

Biểu thị tình cảm

Nghệ thuật

Hai phần, theo cảm xúc

2

Chính tri

Kêu gọi

Chính tri

Ba phần, logic

 

3

Khoa học

Trình bày tri thức, hướng dẫn kĩ năng

Khoa học

Có các phần mục rõ ràng, mạch lac

4

Hành

chính

Đề đạt nguyện vọng

Hành chính

Theo thể thức có sẵn

dayhoctot.com

Các bài học liên quan
Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây trang 30 SGK Ngữ văn 10
Phân tích vẻ đẹp của Đăm Săn trong đoạn trích chiến thắng “Mtao Mxây”
So sánh lời nói, cử chỉ, hành động của hai nhân vật Đam Săn và Mtao Mxây

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 10 mới cập nhật