Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (tiếp theo)

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN Không những cần phải hiểu về đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật mà còn phải biết cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

   Không những cần phải hiểu về đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật mà còn phải biết cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

1. Trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, các yếu tố ngữ âm được khai thác tối đa để xây dựng hình tượng; các hình thức khác nhau của chữ viết cũng được tận dụng để gia tăng giá trị biểu hiện của văn bản: viết hoa, xuống dòng, các loại dấu câu, khoảng trống,…

2. Một mặt, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng có chọn lọc những yếu tố của tất cả các lớp từ ngữ khác nhau để biểu hiện hình tượng; mặt khác (nhất là trong văn học cổ, văn học lãng mạn) phong cách ngôn ngữ này còn có lớp từ riêng, đó là lớp từ thi cagiang sơn, hải hà, thiên thu, lệ, nguyệt, chàng, nàng,

3. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng rộng rãi mọi kiểu câu, đồng thời còn có cách vận dụng đặc thù các kiểu câu, tạo nên kiểu cú pháp thi ca.

4. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng tối đa mọi biện pháp tu từ (ngữ âm, từ ngữ, ngữ pháp,…) để xây dựng hình tượng, tổ chức tác phẩm văn chương.

5. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật hết sức coi trọng vẻ đẹp cân đối, hài hoà trong chiều sâu bố cục, trình bày của tác phẩm.

II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Ở tất cả các phương diện (ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, tu từ, bố cục, trình bày), phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có đặc điểm gì nổi bật?

   Gợi ý: Các phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ có chức năng biểu đạt thông thường. Gắn với đặc thù của hoạt động sáng tạo nghệ thuật, các phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ này đều được sử dụng vào việc biểu hiện thẩm mĩ, truyền tải tư tưởng nghệ thuật của tác giả. Mọi khả năng biểu hiện của ngôn ngữ được tận dụng vào mục đích nghệ thuật, nhằm tạo ra hiệu quả tác động thẩm mĩ cao nhất.

2. Phân tích các trích dẫn để thấy được cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

- Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,

Đầy buồng lạ màu thâu đêm;

Tình thư một bức phong còn kín,

Gió nơi đâu gượng mở xem.

(Nguyễn Trãi – Cây chuối)

- Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.

(Thép Mới – Cây tre Việt Nam)

- Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

(Quang Dũng, Tây Tiến)

   Gợi ý:

- Về ngữ âm:

+ Chú ý hình thức tổ chức câu văn với dấu phảy ngắt nhịp đều đều, âm ay được điệp lại (xay, quay, nay) có tác dụng gợi tả vòng quay của chiếc cối xay lúa, hàm ý về sự tuần hoàn trì trệ, không biến đổi của xã hội nông nghiệp Việt Nam thủa trước.

+ Sự cộng hưởng âm thanh ở đoạn thơ của Quang Dũng: Năm tiếng vần trắc trong câu đầu (Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm) và các tiếng vần bằng trong câu cuối (Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi) có tác dụng gợi tả, khắc hoạ địa thế hiểm trở của Tây Bắc cùng những cảm nhận của người lính Tây Tiến trên đường hành quân.

+ Hiệp vần trong đoạn thơ của Nguyễn Trãi (thêm, đêm, xem) và đoạn thơ của Quang Dũng (trời, khơi).

- Về từ ngữ: Các từ bén, gượng,… trong bài thơ Cây chuối của Nguyễn Trãi gợi tả sức xuân và những cảm nhận tinh tế của tác giả; các từ láy (khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút) được sử dụng rất có hiệu quả gợi tả hình ảnh và cảm xúc trong những câu thơ của Quang Dũng.

- Về biện pháp tu từ: biện pháp ẩn dụ (tình thư), nhân hoá (gió gượng mởsúng ngửi trời),…

 dayhoctot.com

 

Các bài học liên quan
Phân tích bài thơ Nhàn ( Bài 2)
Đọc hiểu bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Phân tích bài thơ Nhàn
Soạn bài Độc Tiểu Thanh Ký trang 131 Ngữ văn 10
Hãy phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí
Em hiểu gì về đại thi hào Nguyễn Du?

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 10 mới cập nhật