Những từ ngữ nào thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải

Nguyễn Du đã diễn tả Từ Hải với thái độ ngưỡng mộ. Ông đã dồn tất cả vẻ đẹp của người anh hùng lí tưởng, giấc mơ của nhân dân vào trong hình tượng Từ Hải

     a.  Lòng bốn phương là cụm từ có sức gợi tả và gợi cảm lớn. Từ Hải nghe tiếng gọi của bốn phương dậy lên trong lòng trượng phu chí lớn. Bốn phương ở đây có ý nghĩa chỉ thiên hạ, thế giới. Lòng bốn phương chỉ chí nguyện lập công danh, sự nghiệp (trong trường hợp này lòng bốn phương đồng nghĩa với “chí tan bồng”, “chí làm trai”...) Hai câu ba và bốn mở ra không gian bốn phương rộng lớn: Thanh gươm yên ngựa, lên dường thẳng rong, không gian có sức biểu đạt chí khí anh hùng. So với hiện thực xã hội thời phong kiến, Từ Hải là một con người “quá kích cỡ”, vì thế hình ảnh Từ Hải phải được đặt trong không gian vũ trụ, trời đất.

       b.  Mặt phi thường là cụm từ chỉ phẩm chất xuất chúng, hơn người. Điều đó không chỉ đơn giản thể hiện một cách cụ thể ở dung mạo bên ngoài (Râu hùm, hàm én, mày ngài / Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao) mà quan trọng hơn là toàn bộ phẩm chất, tính cách cũng như cuộc đời, sự nghiệp của con người xuất chúng (trong trường hợp này mặt phi thường đồng nghĩa với “người phi thường”, “đời phi thường”, “sự nghiệp phi thường”...)

     Hai cụm từ: Lòng bốn phương và mặt phi thường là hai cụm từ vừa có ý nghĩa chỉ khái niệm đồng thời cũng chính là hình tượng văn học. Chúng có quan hệ tương hỗ: Những người anh hùng là những người xuất chúng, phi thường, phi phàm, đồng thời lại là con người vũ trụ chứ không phải người thường. Một trong các yếu tố của thi pháp tả người anh hùng là gắn với các hình tượng thiên nhiên, không gian vũ trụ.

       c.  Trong đoạn trích, Nguyễn Du sử dụng rất nhiều từ ngữ biểu thị thái độ trân trọng, kính phục Từ Hải:

+ Đó là những từ ngữ có sắc thái tôn xưng như: “trượng phu”, “lòng bốn phương”, “mặt phi thường”...

+ Đó là những từ ngữ chỉ hình ảnh kì vĩ, lớn lao: “mười vạn tinh binh”, “bóng tỉnh rợp đường”, “gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”,...

+ Đó là những từ ngữ diễn tả hành động dứt khoát: “thoắt đã động”, “lên đường thẳng rong”, “quyết lời dứt áo ra đi”...

     Nguyễn Du đã diễn tả Từ Hải với thái độ ngưỡng mộ. Ông đã dồn tất cả vẻ đẹp của người anh hùng lí tưởng, giấc mơ của nhân dân vào trong hình tượng Từ Hải.

dayhoctot.com

Các bài học liên quan
Những từ ngữ nào cho thấy Kiều nghĩ đến cái chết?
Cảm nhận về đoạn Trao duyên

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 10 mới cập nhật