Đề cương và cấu trúc đề kiểm tra môn Sử lớp 8 học kì 1 năm 2015
Gửi các em học sinh Đề cương và cấu trúc đề kiểm tra môn Sử lớp 8 học kì 1 năm 2015. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
Đề cương và cấu trúc đề kiểm tra môn Sử lớp 8 học kì 1 năm 2015. Đề cương ôn tập gồm 7 chủ đề, đề kiểm tra gồm 4 câu.
SỞ GD & ĐT BÀ RỊA VŨNG TÀU
TỔ BỘ MÔN LỊCH SỬ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
MÔN LỊCH SỬ LỚP 8. NĂM HỌC 2015 – 2016
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
Chủ đề 1: Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
– Kết quả và ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ .
-Tính chất cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ .
-Sự khác nhau về hình thức của cách mạng Hà Lan, Anh, Pháp, Mỹ.
Chủ đề 2: Cách mạng tư sản Pháp:
-Nét chính về kinh tế, chính trị- xã hội nước Pháp trước cách mạng.
-Nội dung của bản “Tuyên ngôn nhân quyền và Dân quyền” của nước Pháp.
-Ý nghĩa cuộc CMTS Pháp 1789.
-Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng triệt để nhất.
Chủ đề 3: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ:
-Trình bày được những đặc điểm chính của chủ nghĩa đế quốc.
-Đánh giá quyền lực của các công ti độc quyền ở Mĩ
Chủ đề 4: Châu Á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
-Nguyên nhân, diễn biến chính và ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi. Lý giải cách mạng Tân Hợi là một cuộc CMTS không triệt để.
-Nét chính về phong trào giải phong dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
-Nhận xét đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á
Chủ đề 5: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:
-Lý giải vì sao sau cách mạng tháng 2-1917, nước Nga lại tồn tại hai chính quyền song song
-Diễn biến chính và ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
-Liên hệ ảnh hưởng của CM tháng Mười Nga đối với cách mạng thế giới và Việt Nam
Chủ đề 6: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939:
– Trình bày được tình hình nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất
– Trình bày được nội dung chính sách mới của nước Mĩ. Tác dụng của chính sách mới
– Nguyên nhân kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập niên 20 của thế kỉ XX
– Mỹ và Nhật có khác nhau gì trong cách giải quyết để thoát khỏi khủng hoảng
Chủ đề 7: Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945:
-Nguyên nhân bùng nổ và hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai
-Lý giải vì sao tính chất của cuộc chiến tranh thay đổi khi Liên Xô tham chiến.
-Kết cục chiến tranh thế giới thứ hai gây ra đối với nhân loại.
B.CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Môn Sử 8
TT | Chủ đề (Nội dung) | Dự kiến số câu | Dự kiến số điểm |
1 | Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ hoặc Cách mạng tư sản Pháp | 01 | 2.0 |
2 | Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ hoặc Châu Á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX | 01 | 3.0 |
3 | Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) hoặc Cách mạng tháng 10 Nga 1917 | 01 | 3.0 |
4 | Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945 | 01 | 2.0 |
Tổng | 04 | 10.0 |
MỘT SỐ CÂU HỎI LỊCH SỬ HỌC KÌ I LỚP 8 NĂM HỌC 2015-2016
1 :Vì sao sau khi Cách mạng tháng Hai năm 1917 thành công , Lênin và Đảng Bôn-sê-vích phải chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng?
– Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 tuy đã lật đổ chế độ Nga hoàng, thực hiện thành công một phần nhiệm vụ cách mạng tư sản, song ở Nga lúc này lại diễn ra cục diện chính trị đặc biệt.
+ Hai chính quyền song song tồn tại- Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và chính quyền Xô Viết của công nhân, nông dân, binh lính.
– Trong tình hình đó, Lênin và Đảng Bôn-sê-vích buộc phải chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, dùng vũ lực lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, chấm dứt tình trạng hai chính quyến song song tồn tại.
2 :Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga diễn ra như thế nào?
– Đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm cả nước, Lênin từ Phần Lan bí mật trở về Pê-tơ-rô-grat để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng.
– Đêm 24-10 (6-11) tại điện Xmô-nưi, Lê-nin trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở Pê-tơ-rô-grát, quân cách mạng đã làm chủ toàn bộ thành phố.
– Đêm 25-10(7-11) Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của chính phủ lâm thời bị đánh chiếm -> Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ hoàn toàn .
– Đầu năm 1918 cách mạng xã hội chủ nghĩa giành thắng lợi trên toàn nước Nga.
3: Tác động của cách mạng tháng Mười Nga đối với nước Nga và thế giới ?
– Đối với nước Nga : Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga.Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội mới- chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn.
– Đối với thế giới:Cách mạng tháng Mười đã dẫn tới những thay đổi to lớn trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới .
Câu 4: Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỷ XX?
– Nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính số một thế giới.
-Trong những năm 1923-1929 sản lượng công nghiệp của Mĩ tăng 69%, chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới
– Mĩ đứng đầu thế gới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô,dầu lửa,thép…
-Về tài chính ,Mĩ nắm 60% dự trữ vàng thế giới
5: Vì sao nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
Nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 nhờ tổng thống Mĩ Rudơven đã thực hiện chính sách mới.
6: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 gây ra những hậu quả gì? Các biện pháp khắc phục cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933
* Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 gây ra những hậu quả
Tàn phá nặng nề nền kinh tế tư bản, đẩy lùi mức sản xuất hàng chục năm, hàng trăm triệu người đói khổ.
* Các biện pháp khắc phục Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933
– Anh, Pháp cải cách kinh tế xã hội thoát ra khỏi khủng hoảng.
– Đức , Ý phát xít hoá chính quyền, phát động chiến tranh chia lại thế giới.
7: Trình bày nguyên nhân bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai .
– Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường ,thuộc địa tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất.Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 làm gay gắt thêm mâu thuẫn đó
– Chính sách thù địch chống Liên Xô càng thúc đẩy các nước đế quốc phát động chiến tranh nhằm xoá bỏ nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới
– Từ giữa những năm 30 , đã hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau .
Chủ nghĩa phát xít Đức, Italia và Nhật Bản chủ trương nhanh chóng phát động chiến tranh thế giới
Các nước Anh- Pháp- Mĩ thực hiện đường lối nhân nhượng đối với phát xít , cố làm cho các nước này chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô
+Nhưng với tính toán của mình, Đức tiến đánh châu Âu trước khi tấn công Liên Xô .1-9-1939 Đức tấn công Ba Lan .Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ..
8: Trình bày kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai
– Chủ nghĩa phát xít đã sụp đổ hoàn toàn, khối Đồng Minh chiến thắng.
– Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.)
– Sau chiến tranh thế giới có những biến đổi căn bản.
9: Đánh giá về những kết cục mà chiến tranh thế giới thứ hai gây ra đối với nhân loại?
Hs dựa vào hậu quả chiến tranh thế giới thứ hai đánh giá, nêu suy nghĩ bản thân
10: Trong các sự kiện lịch sử thế giới từ năm 1917->1945, em hãy chọn hai sự kiện tiêu biểu nhất và nêu lí do vì sao em chọn sự kiện đó?