Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 7 – Phòng GD Bát Xát, Lào Cai năm 2017
Gửi các em học sinh Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 7 – Phòng GD Bát Xát, Lào Cai năm 2017. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- Trường THCS Chu Văn An thi học kì 2 lớp 7 môn Toán năm 2017
- Tuyển chọn đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn có đáp án năm 2016 – 2017
- Phòng GD&ĐT Văn Lâm – Đề thi môn Toán lớp 7 học kì 2 năm 2017
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
Tham khảo đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ Văn của phòng GD&ĐT Bát Xát, Lào Cai năm 2017: Chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
I. Trắc nghiệm: (2 điểm)
Hãy đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 4, mỗi ý đúng 0,25 điểm).
“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng rễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.
( Trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Sgk Ngữ văn 7 )
1. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết trong thời kỳ nào ?
A. Kháng chiến chống Pháp.
B.Kháng chiến chống Mỹ.
C.Thời kỳ đất nước ta xây dựng chủ ngĩa xã hội ở miền Bắc.
D.Thời kì hòa bình lập lại ở hai miền Nam Bắc.
2. Trong câu : “ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến” sử dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê.
C.Điệp ngữ.
B.Nhân hóa. D.Chơi chữ.
3.Trong đoạn trích trên có sử dụng mấy kiểu câu rút gọn?
A. Một.
C.Ba.
B.Hai.
D.Bốn.
4. Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong đoạn trích trên ?
A. Tự sự.
C.Biểu cảm.
B.Nghị luận. D. Miêu tả.
5???? 0,5điểm): Trong những câu sau, câu nào là câu rút gọn?
A. Người ta là hoa đất.
C.Đói cho sạch, rách cho thơm.
B.Học ăn, học nói, học gói học mở.
D.Nhất thì, nhì thục.
6: (0,5điểm)Trong câu (2) dưới đây được rút gọn thành phần nào?
Hoa: Bạn đã ăn cơm chưa?(1)
Bảo: Chưa.(2)
A. Thành phần chủ ngữ.
C.Thành phần vị ngữ.
B.Chủ ngữ và vị ngữ.
D.Thành phần trạng ngữ.
II. Tự Luận
7 : (2 điểm) PiSa: Cho đoạn thông tin sau:
“ Tục ngữ: những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.”
( SGK ngữ văn 7 tập 2 trang 4)
a. Hãy chép 2 câu tục ngữ đã học (1điểm).
b. Vì sao có thể nói rằng: tục ngữ là túi khôn dân gian (1điểm).
8: (2 điểm)
a. Thế nào là câu chủ động và câu bị động ? (1điểm).
b. Em hãy chuyển đổi câu chủ động dưới đây thành câu bị động tương ứng? (1điểm).
Người ta làm tất cả cánh cửa sổ bằng kính
9: (4 điểm)
Chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Đáp án và hướng dẫn làm bài
A. Trắc nghiệm (2 điểm): Mỗi câu đúng được (0,25 điểm) riêng câu 5,6 được 0,5 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | A | B | C | B | B | A |
B.Tự luận (8 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
7 | a. Chép câu tục ngữ.
– Chép đúng 2 câu tục ngữ + Học ăn, học nói, học gói, học mở. + Đói cho sạch, rách cho thơm. b. Giải thích đúng Vì tục ngữ đúc kết kinh nghiệm quý báu của cha ông ta trong lao động sản xuất, dự đoán thiên nhiên, bài học trong quan hệ xã hội, cách cư xử hay đạo lí ở đời…
|
1(Mỗi câu 0,5điểm)
1 |
8 | a. Khái niệm.
– Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (Chỉ chủ thể của hoạt động) – Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật dược hoạt động của người, vật khác hướng vào (Chỉ đối tượng của hoạt động) b. Chuyển đổi câu chủ động theo hai cách. Tất cả cánh cửa sổ được người ta làm bằng kính. Tất cả cánh cửa sổ được làm bằng kính. |
0,5
0,5
0,5 0,5 |
Câu 9.
Rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Rừng là nơi cây xanh phát triển. Như ta đã biết, cây xanh khi quang hợp sẽ tiếp nhận khí các-bo-níc và thải ra khí ô-xi – rất cần thiết cho quá trình hô hấp của con người nói riêng và nhiều loài động vật trên thế giới nói chung.
Nhờ cây xanh mà bầu không khí trở nên trong lành, giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, … góp phần phòng chống thiên tai, bão lũ vốn gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Không những thế, rừng còn được trồng vì mục đích phát triển kinh tế. Rừng là nguồn cung cấp gỗ cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất, làm giấy,… Rừng cũng là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng: hổ, khỉ, hươu, … Nhờ có rừng, hệ sinh thái được cân bằng.
Tuy nhiên, dù vai trò quan trọng của rừng nhưng nạn khai thác rừng vẫn diễn ra từng ngày. Chỉ vì cái lợi trước mắt, họ bỏ qua những lợi ích lâu dài mà rừng đem lại. Rừng đầu nguồn bị chặt phá làm cho lũ lụt xảy ra triền miên, làm xói mòn đất đai, nhiều người mất của cải và thậm chí là thiệt mạng. Nhiều cây quý hiếm trong rừng bị chặt phá khiến cho nhiều loài động vật bị mất đi nơi trú ngụ của mình. Nạn đốt rừng làm nương rẫy cũng làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng.
Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng. Những vùng thường hay xảy ra thiên tai, bão lũ cần trồng rừng đầu nguồn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc. Đối với nạn phá rừng, Nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ cũng như biện pháp xử lí nghiêm minh nhằm răn đe mọi người.
Bảo vệ rừng không phải là vấn đề của riêng ai. Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ rừng!