Ngày 17-12: Đề thi cuối kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt – Tiểu học Tập Ngãi
Gửi các em học sinh Ngày 17-12: Đề thi cuối kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt – Tiểu học Tập Ngãi. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- Tham khảo Đề thi HK1 Tiếng Việt lớp 5 có lời giải – Tả một người thân của em
- Đáp án đề thi cuối kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2017: Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng...
- Đề kiểm tra Toán 5 giữa học kì 1 năm 2017 Tiểu học Tài Văn 2
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
Dưới đây là đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học Tập Ngãi A, Trà Vinh năm học 2017 – 2018 gồm 2 phần: Phần đọc và phần viết có đáp án chi tiết.
TRƯỜNG TIỂU HỌC TẬP NGÃI A
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Tiếng Việt – lớp 5
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian chép đề)
A. Phần đọc
I. Đọc và trả lời câu hỏi: (5 điểm)
Học sinh đọc thầm bài “Người gác rừng tí hon” sách TV5 Tập I trang 124, khoanh tròn vào ý trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì?
A. Một đám người lạ mặt.
B. Phát hiện những dấu chân người lớn trên đất, và hơn chục cây to bị chặt
C. Một đoàn khách tham quan.
Câu 2: Khi nhìn thấy hai gã trộm gỗ, bạn nhỏ đã làm gì?
A. Tri hô cho mọi người biết.
B. Lén chạy theo đường tắt về gọi điện báo tin cho các chú công an.
C. Tiếp tục quan sát xem bọn trộm làm gì.
Câu 3: Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?
A. Vì bạn nhỏ làm giúp ba công việc gác rừng.
B. Vì bạn nhỏ yêu rừng, cho rằng việc bảo vệ rừng là trách nhiệm của người công dân.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 4: Em học tập ở bạn nhỏ điều gì?
A. Phải thông minh khi đối phó với bọn xấu.
B. Phải dũng cảm không sợ nguy hiểm, khó khăn.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 5: Dãy từ nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ dũng cảm trong câu (Cháu quả là người gác rừng dũng cảm)
A. Thành thật, trung thực, mạnh bạo.
B. Chăm chỉ, nhu nhược, dám nghĩ dám làm
C. Bạo dạn, gan dạ, mạnh bạo.
Câu 6: Dòng nào dưới đây có cặp từ đồng nghĩa?
A. thông minh – nhanh trí.
B. chăm chỉ – nết na.
C. thất bại – thất vọng.
Câu 7: Hãy kể 3 động từ trong bài: ……………………………………………………………………………………………….
Câu 8: Kể lại một việc làm cho thấy bạn nhỏ thông minh
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 9: Trong câu sau đây từ nào là động từ: “Lừa khi hai gã mãi cột các khúc gỗ, em lén chạy.”
……………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 10: Tìm 2 từ trái nghĩa với từ “thông minh”
……………………………………………………………………………………………………………………………….
II. Đọc thành tiếng (5 đ)
Hs bốc thăm chọn một trong 3 bài sau:
– Những con sếu bằng giấy (SGK TV 5 Tập I trang 36)
– Chuyện một khu vườn nhỏ (SGK TV 5 Tập I trang 102)
– Chuỗi ngọc lam (SGK TV 5 Tập I trang 1)
B. Phần viết
I. Chính tả (nghe – viết): (5 điểm)
1. Bài viết: “Mùa thảo quả” sách TV lớp 5/1 – trang 113. Viết tựa bài và đoạn:
“Sự sống … đến … từ dưới đáy rừng”. (4 điểm) M3
……………………………………………………………………………………………………………. …
Bài tập: (1 điểm) M3
Điền tiếng có chứa uô hoặc ua thích hợp với mỗi chỗ chấm trong thành ngữ dưới đây:
– …………… người như một. – Ngang như …………
– Chậm như ………….. – Cày sâu …………. bẫm
II. Tập làm văn: (4 điểm) M2
Đề bài: Em hãy tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, người hàng xóm, …).
________ HẾT _________
LỜI GIẢI
I. Đọc và trả lời câu hỏi: (4 điểm)
Khoanh vào trước câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Ô đúng | B | B | C | C | C | A |
Điểm | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
Câu 7: Hãy kể 3 động từ trong bài: cột, chạy, còng,……………………
Câu 8: Kể lại một việc làm cho thấy bạn nhỏ thông minh: HS trả lời đúng một trong các ý sau:
– Thắc mắc khi thấy dấu chân lạ.
– Lần theo dấu chân để phát hiện ra bọn trộm gỗ.
– Biết gọi điện báo công an.
Câu 9: Trong câu sau đây từ nào là động từ: “Lừa khi hai gã mãi cột các khúc gỗ, em lén chạy.”
Câu 10: tìm 2 từ trái nghĩa với từ “thông minh”: chậm hiểu, ngu ngốc
Mỗi câu trả lời đúng đạt 0.5 điểm
II. Đọc thành tiếng (5 đ)
Đọc đúng tiếng, từ, rõ ràng: 1 đ
Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, cụm từ… : 1đ
Đọc diễn cảm: 1 đ
Đọc đúng cường độ, tốc đọc: 1 đ
Trả lời được câu hỏi: 1 đ
B. Phần viết
I. Chính tả (nghe- viết): (5 điểm)
1. Bài viết: “Mùa thảo quả” sách TV lớp 5/1 – trang 113. Viết tựa bài và đoạn:
“ Sự sống … đến … từ dưới đáy rừng”. (4 điểm)
– Sai 4 lỗi chính tả trừ 1 điểm.
– Những lỗi giống nhau chỉ trừ 1 lần.
2.Bài tập: (1 điểm) Học sinh điền đúng tiếng đạt 0,25 điểm
(Muôn; rùa; cua; cuốc…)
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Bài làm tham khảo
Có những người ta mới gặp lần đầu đã cảm thấy mến họ. Bởi lẽ, họ là những người hiền hậu, nhũn nhặn, cư xử chân tình nên dễ gây cảm tình với ta. Bác Hai hàng xóm sát vách nhà em là một người như thế.
Bác Hai năm nay đã sáu mươi lăm tuổi. Dáng bác hơi gầy, đi lại nhanh nhẹn. Tóc bác bạc gần hết mái đầu. Trên khuôn mặt bác, làn da đã nhăn nheo, đùn lại thành nếp ở đuôi mắt, khoé miệng. Đôi mắt bác từ tốn, hiền lành, nheo nheo như cười. Có lúc mắt bác như tư lự, đăm chiêu, nghĩ ngợi điều gì, Đôi mắt ấy có khi biểu lộ sự e dè, nể nang mọi người, cái nhìn của bác thật rộng lượng, bao dung. Bàn tay bác đã nhăn nheo. Những ngón tay to và ngắn, thô ráp, kết quả của những năm tháng còn trẻ lao động cực nhọc. Bác thường mặc quần ngắn với áo thun ngắn tay. Có việc đi đâu, bác mặc quần âu với áo sơ-mi đàng hoàng, tươm tất.
Trong xóm, bác Hai luôn hoà nhã với mọi người và thường giúp đỡ bà con lối xóm. Làm việc gì bác cũng nhận phần nhiều hơn dù trong xóm nể bác có tuổi, thường phân bác việc nhẹ. Bác là người ít nói, thường im lặng chiều theo ý kiến của mọi người. Do tính cả nể và thích gánh vác, bác chiều ý người khác, có làm thêm đôi chút cũng chẳng sao. Tính bác giản dị, điềm đạm. Bà con lối xóm đều mến bác, đến trẻ con cũng yêu bác. Bác thường dạy lũ trẻ trong xóm các trò chơi hoặc tập cho chúng hát. Vào những ngày lễ Tết, bác đi thăm và chúc Tết hết thảy bà con lối xóm. Bác lì xì phong bao cho lũ trẻ. Khỏi phải nói, dù phong bao chỉ có đôi ngàn đồng, lũ trẻ cũng vui mừng hí hửng. Chúng cảm ơn bác rối rít rồi đồng thanh chúc bác: “Chúc bác Hai khoẻ mạnh, sống lâu.” Bác Hai ở xóm em hiền lành, dễ mến như thế đó.
Em rất kính trọng bác Hai. Cư xử của bác với bà con làng giềng rất độ lượng, khoan dung. Bác Hai là tấm gương sáng để em noi theo.