Đề kiểm tra học kì 1 môn Lý 10 của Sở GD&ĐT Hà Nội 2016

Gửi các em học sinh “Đề kiểm tra học kì 1 môn Lý 10 của Sở GD&ĐT Hà Nội 2016”. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.

Đề kiểm tra học kì 1 môn Lý 10 của Sở GD&ĐT Hà Nội năm 2016 đã được cập nhật chi tiết dưới đây. Đề thi có hình thức  trắc nghiệm kết hợp tự luận với thời gian làm bài là 50 phút. Các em cùng tham khảo.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT ………………

Đề thi gồm 04 trang

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2016 – 2017)

Môn Lý 10 – Mã đề 135

Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề

1. Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là:

A. lực.            
B.trọng lượng.            
C.vận tốc.                  
D.khối lượng.

2. Kết luận nào sau đây không đúng đối với lực đàn hồi.

A. Tỉ lệ với độ biến dạng.          
B.Xuất hiện khi vật bị biến dạng.

C.Luôn là lực kéo                    
D.Luôn ngược hướng với lực làm nó bị biến dạng.

3. Khi một vật chỉ chịu tác dụng của một vật khác duy nhất thì nó sẽ:

A. Chỉ biến dạng mà không thay đổi vận tốc.

B.Bị biến dạng và thay đổi vận tốc cả về hướng lẫn độ lớn

C.Chuyển động thẳng đều mãi mãi.

D.Chuyển động thẳng nhanh dần đều.

4. Một cái thùng có khối lượng 5 kg chuyển động theo phương ngang. Gia tốc của thùng là bao nhiêu? Biết hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt sàn là 0,02.  Lấy g = 10 m/s2.

A. – 1 m/s2.                       
B.1 m/s2.                    
C.- 1,02m/s2.              
D.1,04 m/s2.

5.  Một vật có khối lượng 5,0kg, chịu tác dụng của một lực không đổi làm vận tốc của nó tăng từ 2,0m/s đến 8,0m/s trong thời gian 2,0 giây. Lực tác dụng vào vật là :

A. 10N.                        
B.15N.                       
C.1,0N.                      
D.5,0N.

6. Trong các cách viết công thức của lực hướng tâm dưới đây, cách viết nào đúng?

A. Fht = m ω2r            B. Fht = mr2/v                  
C.Fht =  m ωr2                  
D.Fht =  m ωr

7. Hai tàu thủy, mỗi chiếc có khối lượng 50 000 tấn ở cách nhau 1km. Lấy g=10m/s2. So sánh lực hấp dẫn giữa chúng và trọng lượng của một quả cân có khối lượng 15g

A. Chưa biết              
B.Bằng nhau                
C.Nhỏ hơn                     
D.Lớn hơn

8. Đơn vị đo hằng số hấp dẫn :

A. Nm2/kg2                           
B.m/s2            
C.kgm/s2                       
D.Nm/s

9. Hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc sẽ thay đổi như thế nào nếu lực ép hai mặt đó tăng lên.

A. Giảm đi.              
B.Không thay đổi.      
C.Không biết được    
D.Tăng lên.

10. Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có:

A. Phản lực.                                
B.Lực tác dụng ban đầu.

C.Lực ma sát                              
D.Quán tính.

11. Viết phương trình quỹ đạo của một vật ném ngang với vận tốc ban đầu là 5m/s.

Lấy g = 10m/s2.

  1. A. y = 0,2 x2.                  
    B.y = 10t + 5t2              
    C.y = 0,1x2.            
    D.y = 10t + 10t2.

12. Chọn câu đúng.

A. Trong các chuyển động tròn đều có cùng bán kính, chuyển động nào có chu kỳ quay lớn hơn thì có vận tốc dài lớn hơn.

B.Trong các chuyển động tròn đều, với cùng chu kỳ, chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì có vận tốc góc nhỏ hơn.

C.Trong chuyển động tròn đều, chuyển động nào có chu kỳ quay nhỏ hơn thì có vận tốc góc nhỏ hơn.

D.Trong các chuyển động tròn đều, chuyển động nào có tần số lớn hơn thì có chu kỳ nhỏ hơn.

13. Với các quy ước thông thường trong sách giáo khoa, gia tốc rơi tự do của một vật ở gần mặt đất được tính bởi công thức :

A. g = GM/R2                                       
B.g = GM/(R+h)2

C.g = GMm/R2                                   
D.g = GM/m(R+ h)2

14. Chọn đáp án đúng.Trong chuyển động ném ngang, chuyển động của chất điểm là :

A. Chuyển động thẳng đều.

B.Chuyển động thẳng đều theo chiều ngang, rơi tự do theo phương thẳng đứng.

C.Chuyển động thẳng biến đổi đều.

D.Chuyển động rơi tự do.

15. Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực tác dụng lên vật chuyển động tròn đều?

A. Vật không chịu tác dụng của lực nào ngoài lực hướng tâm

B.Ngoài các lực cơ học, vật còn chịu thêm tác dụng của lực hướng tâm

C.Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật nằm theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm đang khảo sát

D.Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật đóng vai trò lực hướng tâm

16. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính chất của khối lượng

A. Vật có khối lượng càng lớn thì mức quán tính của vật càng nhỏ và ngược lại

B.Đơn vị đo là kilôgam

C.Khối lượng là đại lượng vô hướng, dương, không thay đổi đối  với mỗi vật

D.Khối lượng có tính chất cộng

17. Một ô tô khởi hành từ A lúc 6 giờ. Nó đến B sau 3 giờ chuyển động và sau 2 giờ nữa nó đến
C.Nếu chọn gốc thời gian lúc 0 giờ thì thời điểm mà xe ở A, B, C trùng với những thời điểm nào sau đây:

A. tA = 6h, tB = 8h, tC = 11h                      
B.tA = 0h, tB = 2h, tC = 3h

C.tA = 6h, tB = 9h, tC = 11h                      
D.tA = 0h, tB = 3h, tC = 5h

18. Hành khách 1 đứng trên toa tàu a, nhìn qua cửa số toa sang hành khách 2 ở toa bên cạnh b. Hai toa tàu đang đỗ trên hai đường tàu song song với nhau trong sân ga. Bống 1 thấy 2 chuyển động về phía sau. Tình huống nào sau đây chắc chắn không xảy ra?

A. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước. b chạy nhanh hơn a.

B.Toa tàu a đứng yên. Toa tàu b chạy về phía sau.

C.Toa tàu a chạy về phía trước. toa b đứng yên.

D.Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước. a chạy nhanh hơn b.

19. Một viên bi chuyển động đều trên mặt sàn nằm ngang, phẳng, nhẵn (ma sát không đáng kể). Nhận xét nào sau đây là sai?

A. Gia tốc của vật khác không.

B.Vận tốc trung bình có giá trị bằng vận tốc tức thời tại bất kỳ thời điểm nào.

C.Gia tốc của vật bằng không.

D.Hợp lực tác dụng lên vật bằng không.

20. Lúc trời không gió một máy bay bay với vận tốc không đổi 300km/h từ một địa điểm A đến một địa điểm B hết 2,0giờ. Khi bay trở lại từ B về A thì gió thổi ngược máy bay phải bay hết 2,5 giờ. Giá trị nào sau đây đúng với vận tốc gió?

A. 600km/h                        
B.25km/h                     
C.60 km/h                 
D.250km/h

Phần tự luận

Bài 1 ( 1,0 điểm): Hai tàu thủy giống nhau, mỗi chiếc có khối lượng 50 tấn đặt cách nhau 1km. Tính độ lớn lực hấp dẫn giữa chúng? Cho G = 6,67.10-11Nm2/kg2.

Bài 2 ( 1,0 điểm): Một lò xo có chiều dài tự nhiên 14 cm, độ cứng 200 N/m. Một đầu của lò xo được giữ cố định, tác dụng một lực 30 N vào đầu còn lại để kéo dãn lò xo.Tính chiều dài của lò xo?

Bài 3 ( 1,0 điểm): Một vật có khối lượng 3 kg đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,2. Tác dụng một lực F theo phương song song với mặt bàn.

Cho g = 10 m/s2.

1. Khi F = 9N, tìm gia tốc của vật ?

2. Để vật chuyển động thẳng đều thì độ lớn của lực F phải bằng bao nhiêu ?

Bài 4 (1,0 điểm): Một vật được ném ngang từ độ cao 80m so với mặt đất với vận tốc 20m/s.Cho g= 10m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí. Tính thời gian vật chạm đất.

Các đề thi và bài kiểm tra lớp 10 khác

Bài học nổi bật nhất

Top 10 trường học nổi bật

Đề thi lớp 10 mới cập nhật